TRI THỨC LUẬN – Linh mục. GUY MARIE Nguyễn Hồng Giáo, OFM.

 

Tri thức luận

Linh mục. GUY MARIE Nguyễn Hồng Giáo, OFM.

 

CHƯƠNG NHẬP ĐỀ

DÂN VÀO TRI THỨC LUẬN

I.Tri thức luận là gì?

1.Danh từ.

a.Tri thức luận hoặc nhận thức luận là môn học đặt vấn đề về giá trị của nhận thức. Người ta cũng gọi Tri thức luận là phê bình nhận thức (Critique de là connaissance)..

Cuốn từ điển danh từ triết học của Andrelalande ( vocabulaire technique et critique de la philosophie, P.U.F. 1947) phân biệt Epistemologie vàGnoseologie và định nghĩa: Epistemologie ( bởi tiếng Epiteme: nhận thức khoa học và Logos: ngôn sứ, học thuyết) là triết lí khoa học ( philosophie des sciences) hoặc phê bình khoa học (critique des scienees)); còn Gnoseologie ( bởi tiếng Gnosis: hiểu biết, nhận thức và Logos) là môn học khảo cứu về nguông gốc, bản chất giá trị và các giới hạn của khả năng tri thức. Thoe sự nhận biết này thì Epistemologie cụ thể và giới hạn hơn Gnosiologi.

Ngày nay tiếng Gnosiologie không còn được thông dụng nữa. Khuyng hướng chung là hiểu Epitemologie theo nghĩa: phê bình nhận thức, như chúng ta hiểu trong giáo trình này, tương đương với tiếng Erkenntriis theori của đức ngữ.

“Epitemologie” và “Erkenntriis theorie” xuất hiện vào thế kỉ thứ XIX dưới ảnh hưởng của Kant, để từ khi vấn đề tri thức trở thành một vấn đề số một của triết học.

b.Nội dung.

Vấn đề giá trị của tri thức bao gồm nhiều khía cạnh như:

-Nguồn gốc của tri thức.

-Các giới hạn của tri thức.

-Vấn đề chân lí.

Thử nêu một ít giải đáp cho câu hỏi trên để giúp ta hiểu thêm cốt yếu của Tri thức luận là gì?

+câu hỏi đầu tiên liên quan tới chính sự hiện hữu của nhận thức: trí khôn ta có thể đạt tới một nhận thức đích thực không? Khuynh hướng tự nhiên của trí khôn là một khuynh hướng giáo điều ( dogmatique), khẳng định rằng con người có khả năng nhận thức và đạt tới nhận thức chắc chắn; khuynh hướng giáo điều coi đó là điều hiển nhiên, không có gì rắc rối. Người bình thường không nghi ngờ rằng họ biết được rất nhiều điều một cách chắc chắn.

Đối lại thuyết giáo điều là hoài nghi ( Scepticisme), đi từ nghi ngờ đến phủ nhận khả năng con người trong việc nhận thức tại sao? Tại vì giác quan con người và cả lí trí cũngcó thể sai lầm.

+Câu hỏi về các giới hạn của nhận thức: trí khôn ta có thể hiểu được chính tại khách quan không? Lịch sử triết học đã ghi nhận nhiều giải đáp khác nhau. Tiêu biểu nhất có lẽ là  giải đáp của Kant, ông phân biệt thế giới hiện tượng ( Phenomenal) là thế giới như nó xuất hiện ra và ta tri giác được và đàng kia là thế giới đích thực, là thực tại sâu xa nằm bên kia hiện tượng. Và Kant đã quả quyết rằng lí trí của ta chỉ biết được thế giới hiện tượng cách chắc chắn mà thôi ( bất khả tri)

ta cũng gặp thấy lập trường tương tự nơi một số nhà Duy thực chứng hiện đại ( neoposivistes), cho rằng cái khả tri thì

đồng nhất với cái có nghĩa ( meaningful) và với cái kiểm chứng được ( verfiable), ngoài ra thì không thể bhiết được gì.

+Về nguồn gốc của tri thức câu hỏi nêu lên là: đâu là cái cơ năng ( faculte’) hoặc những cơ năng là cho ta có được tri thức? Nhận thức phát sinh từ hai nguồn: giác quan ( kinh nghiệm khả giác, cảm giác) và lí trí ( quan niệm,phán đoán, lí luận….). do đó hai lập trường lớn đối chọi nhau đứng trước vấn đề nêu trên, là thuyết Duy nghiệm ( Empirisme) và thuyết Duy lí ( Rationnalisme). Duy nghiệm là một phương pháp triết học dựa trên quan sát và kinh nghiệm trực tiếp ( Loke, Berkeley, Hume) còn Duy lí chủ yếu căn cứ vào lí trí được coi là nguồn chân chính của tri thức.

( Descartes, Spinoza, Leibeniz).

2.Sự cần thiết của trí thức luận.

Vấn đề nhận thức được đặt ra một cách cần thiết:

-Có những sai lầm của giác quan và của trí khôn.

-Có những xung khắc giữa nhận thức khả giác và nhận thức trí thuộc. ( connaissance intellectuell).

a.Giác quan chúng ta có thể sai lầm, đó là điều ai cũng biết và đều có kinh nghiệm.

Bước vào nhà thấy cuộn dây thừng, có khi ta tưởng là con rắn. Nhìn dòng nước sâu ta thấy nó xanh hơn vùng nước cạn. Người mới ốm dậy cảm thấy trời lạnh mặc dù hàn thời biểu chỉ 20 độ. Một chiếc đũa bỏ vào li nước trông thấy bịhh gãy đôi. Đó là chưa nói đến mộng mơ, nhất là những bệnh trạng như ảo giác ( hallucination), hoang tưởng ( delire), cuồng loạn ( hysterie).

Thế mà tri thức chúng ta bắt đầu từ kinh nghiệm khả giác. Không những giác quan có thể sai lầm, mà trí khôn cũng thế. Vậy làm sao phân biệt được chân giả, sự thật với sai lầm?

b.Ngoài ra nhận thức khả giác và nhận thức trí tuệ nhiều khi đối chọi nhau. Chẳng hạn dựa vào giác quan ta sẽ nghĩ rằng mặt trời xoay quanh mặt đất. Nhưng nhờ khoa học ta biết rằng chính trái đất quay xung quanh mặt trời.

Các vật thể chung quanh chúng ta xuất hiện trong tri giác chúng ta như những vật tương đối ổn định, vững chắc, thề nhưng môn vật lí dạy ta biết rằng tất cả chỉ là những đám phân tử chuyển động với một tốc độ kinh hồn. Vậy tri thức tự nhiên có giá trị nào? Tri thức khoa học có giá trị nào?

3.Tri thức luận và siêu hình học.

            Giữa Tri thức luận và siêu hình học, môn nào là ưu tiên? Câu hỏi này đã gây khá nhiều tranh luận.

Theo Descartes, Loke và Kant thì Tri thức luận phải đi trước, giống như người ta phải kiểm tra khả năng, dụng cụ và phương tiện mình có trước khi bắt tay vào một công viẹc khó khăn. Siêu hình học nhắm đạt tới những nguyên lí tối hậu. Vậy câu hỏi tiên quyết là: lí trí có thể biết được gì? Biết tới mức nào?

Nhưng lịch sử triết học cũng cho thấy nhiều nhà tư tưởng đã đề cập ngay tới các vấn đề siêu hình học mà không phải là một công cuộc phê bình nhận thức trước. Họ mặc nhiên sử dụng một quan niệm nhận thức thích hợp với nền siêu hình học của họ. Đó là trường hợp của Spinoza, Hegel và Whitehead chẳng hạn.

Có lẽ phải nói rằng: Tri thức luận và siêu hình học lệ thuộc lẫn nhau. Không có một nên Tri thức luận nào mà không những cơ sở siêu hình học, và ngược lại khôngcó nền siêu hình học nào mà không giả thiết một nền tri thức luận.

Trong bộ môn triết học ngày nay người ta thường đặt môn Tri thức luận  ( hiểu theo nghĩa phê bình tổng quảtti thức con người) vào trong siêu hình học trước môn hửu thể học 9 tức là siêu hình học tổng quát).

Sự sắp xếp trên không đồng nghĩa với sự chấp nhận quan điểm của Descartes hay của Kant. Là như mình không biết gì chắcchắn, khi mình bắt đầu là triết học, đó chỉ là tưởng tượng. Đồng thời cũng tương tự như chặt chân mình trước khi chuẩn bị đi xa. Hơn nữa muốn chứng minh giá trị của nhận thức, người ta lại phải dùng nhận thức lmf phương tiện, một vòng luẩn quẩn.

4.Vấn đề trí thức trong lịch sử triết học.

Nhìn sơ qua vấn đề tri thức trong triết học sẽ  giúp ts nắm rõ hơn nội dung và tầm quan trọng của môn Tri thức luận. Chúng ta chỉ chọn ít cái mộc quan trọng mà thôi.

a.Thời thượng cổ Hi-lạp:

các khuynh hướng chính trong vấn đề tri thức đã xuất hiện:

-Giáo điều (Dogmatisme) đưa tới thuyết tương đối về chân lí trong phái Nguỵ biện ( Sophisme): con người là thước đo đúng- sai,tôt-xấu. Các thái độ này phát sinh vì có nhiều lí thuyết đối chọi nhau liên quan đến vấn đề đơn Nhất và Đa tạp ( L’un et le Multiple).

-Duy tâm (Idealisme) nơi Platon, đò đệ của Socrate chống lại phái Nguụy biện, Socrate đề cao trí năng của con người, ( thuyết Duy trí, Intellectuallisme). Khuynh hướng này được đẩy xa triệt để bởi Platon. Ong loại trừ kinh nghiệm khả giác, giản lược nhận thức vào việc trí khôn chiêm ngắm các ý tưởng trong một thế giới khả giác. Chỉ có thế giới các ý tưởng mới chân thật, vững bền. Thuyêt Duy tâm của Platon là một thuyết Duy tâm khách quan ( Idealisme objectif).

-Duy thực ôn hoà, người học trò lớn của Platon, là Aristôte không đồng ý vớ Thầy và đưa ra một lí thuyết quân bình hơn trong vấn đề tri thức, đó là thuyết Duy thực ôn hoà ( Realisme modere). Aristoote loại bỏ thuyết hoài nghi, phê bình thuyết của Platon và chủ trương trở về với kinh nghiệm. Để đảm bảo sự tiếp xúccần thiết của tư tưởng với thực tại, mà vẫn tôn trọng tính siêu việt và chủ động của trí khôn đối với cảm giác, Ong đề ra thuyết về trừu tượng hoá. ‘ không có gì trong trí khôn ta mà trước đó đã không ở trong giác quan”. Nhưng trí khôn không thụ động trái lại đóng vai trò tích cực trong việc hình thành tri thức (cảm giác, hình ảnh, ý tưởng, phán đoán). Các ý tưởng cócơ sở trong thực tại khả giác. Và nhờ các ýtưởng chúng ta biết được thực tại.

b.Vấn đề các tổng niệm ( Querelle des universaux). Đó là cuộc tranh luận về các ý tưởng tổng quát. Chúng ta có những ý tưởng tổng quát, áp dụng cho một loạt những cá thể cụ thể, ví dụ: người, ngựa, nhà, cây, cỏ… các ý tưởng đó có hiện thực ( reelles) không? Vấn đề này gây tranh luận sôi nổi trong thời Trung cổ kể từ Boece.

Có 3 giải pháp chính:

-Thuyết Duy Danh ( Nominalisme): ý tưởng tổng quát chỉ là một từ, một tên gọi chung để chỉ những cá thể khác nhau, nó không có một thực tại nào, dà là khách quan hay chủ quan ( Epicure, Roscelin, Ockham, về sau có Hobeles, Hume). Như thế trí khôn không nắm bắt đượcthực tại khách quan nhờ các ý tưởng tổng quát.

-Thuyết Duy Niệm ( Conceptualisme): là hình thức giảm nhẹ của Duy danh, chủ trương rằng ý tưởng có thực nhưng chỉ có trong trí khôn mà thôi. Y tưởng nằm giữa thực tại khách quan và trí khôn. Các từ hoặc tên gọi chung là dấu hiệu khả giác của ý tưởng. Y tưởng có thể là bẩm sinh ( Abelard, Descarte, Kant), có thể là đắc thủ, nhưng không nhờ giác quan, song nhờ trí khôn trực giác ( thế giới khả niệm của Platon, hoặc các ý tưởng của thượng đế, theo học thuyết của Malebranche).

-Thuyết Duy thực ( Realisme): nói chung là thuyết chủ trương tính hiện thực của các ý niệm chung. Có hai loại:

+duy thực quá khích ( Realisme exagere): các ý tưởng là có thực, tách rời với các sự vật khả giác. Chúng hiện hữu trong thế giới khả niệm 9 Platon) hoặc trong thượng đế ( Malebranche) hoặc ngay trong từng sự vật khả giác ( Guillaume de Champlaux).

+Duy thực ôn hoà ( Realisme modere): ý tưởng tổng quát vừa có trong sự vật vừa có trong trí khôn. Trong sự vật, nó là bản chất, là yếu tính của sự vật cụ thể. ( Kinh viện gọi là Universel direct, phổ cập trực tiếp). Trong trí khôn nó là sản phẩm của trí khôn ( hữu thể trí thuộc ) rút từ sự vật cụ thể ra và đem áp dụng cho những sự vật cùng loại. ( kinh viện gọi là Universel reflexe, phô thể phản tỉnh, do suy tư mà có). Như thế phổ thể phản tỉnh ( ý tưởng trong trí khôn) có cơ sở trong thực tại, nghĩa là trong sự vật cá thể khách quan.

c.Từ Descarte đến Kant.

-.Descarte: khởi xướng phong trào Duy trí ( Intellectualisme) hiện tại và tái lập vai trò của ưu việt của tư tưởng. Chống lại thuyết Duy nghiệm và thuyết hoài nghi, Descarte muốn tìm một khởi điểm không thể nghi ngờ cho toàn bộ tri thức. Ong sử dụng hoài nghi, như một phương pháp, để tìm ra chân lí. Tri thức luận trở thành đề tài cốt yếu và đầu tiên của triết học. Cái chân lí đầu tiên là sự hoài nghi phương pháp luận đã khám phá ra là : ‘ tôi tư duy” ( Cogito Ergo sum). Không thể nghi ngờ sự hiện hữu của tôi, như là chủ thể tư duy, đó là một tư tưởng rõ ràng phân minh. Y tưởng thượng đế cũng thuộc loại này vì nó bao gồm một cách rõ ràng sự hiện hữu, và nếu có thượng đế thì Người là chân thật, tất yếu phải chân thật ( ý tưởng thượng đế bao hàm rằng Người là hữu thể hoàn hoả). Vậy người không thể lừa dối ta bởi các khả năng tri thức mà Người đã ban cho ta. Vậy thế giới bên ngoài mà các khả năng ấy tri giác được là có thật.

Đescarte nghi ngờ giá trị của cảm giác.

Ong coi ý thức của con gnười như là một ýthức đóng kín. Không liên lạc được với các thực tại xa lạ với cái tôi. Trí khôn có những ý tưởng bẩm sinh, đó là những ý tưởng đơn ( idees simples) như chân lí, tư tưởng linh hồn, thượng đế, nguyên nhân và các nguyên lí đệ nhất.

Do quan niệm về ý thức đóng kín, Đesartes mở đường cho thuyết Duy tâm hiện đại. Thuyết này chủ trương trí khôn chỉ biết được tư tưởng của mình, không năm bắt dược thực tại khách quan bên ngoài. Đó là nguyên lí nội tại ( principe d’immanence), thiết yếu cho Duy tâm .

Bằng cách sử dụng phương pháp diễn dịch của Hình học vào triết học ông khai mào cho thuyết Duy lí giáo điều, là tư tưởng thống trị ở châu Au cho tới kant ( Duy lí là quan niệm triết học dành vai trò chính yếu cho  lí trí suyluận, lấy nguyên lí hiển nhiên làm điểm khởi hành, để diễn dịch những hậu quả bao gồm trong đó. Còn Duy lí giáo điều là thứ duy lí tín nhiệm cách mù mù quáng vào những điều lí trí khẳng định và không biết nguồn chân lí nà khác).

-Hume: chúng ta nhắc tới Hume ở đây như là đại diện tiêu biểu cho thuyết Duy nghiệm dưới hình thức của thuyết Duy hiện tượng ( Phenomenisme) Loke đã phân biệt những đặc tính đệ nhất ( qualités primaires) và đặc tính đệ nhị ( qualites secondaires)của sự vật, các đặc tính đệ nhất gắn liền vào ý niệm vật chất và chúng cóthật ( như trương độ hình thể, chuyển động); còn các đặc tính đệ nhị ( như màu sắc, mùi vị) là sản phẩm của chủ thể tri giác.

Berkeley đã đi xa hơn khi khẳng định rằng ngay cả những đặc tính đệ nhất của sự vật khả giác cũng chỉ là những ý tưởng của chủ thể tri giác mà thôi. Bị lột hết mọi đặc tính, đệ nhất và đệ nhị ( qualites secondaires, như màu sắc hương vị), vật chất không cnf lại gì ngoài chủ thể. Đó là thuyết vô chất ( Immaterialismes) của Berkeley.

Hume đẩy cho tận cùng thuyếtVô chất này.

Hume từ chối vượt ra ngoài phạm vi các hiện tượng có thể quan sát được, không nhận có gì trên hoặc sau các hiện tượng. Tất cả thực tại của sự vật nằm trọn trong  các cảm giác chúng ta có về chúng. Vật thể là hợp thể của những cảm giác. Ngay cả cái tôi cũng chỉ là hợp thể của những trạng thái ý thức. Như thế tất cả là những ấn tượng ( impressions) chủ quan.

-Kant: theo Kant có 3 vấn đề triết học chính: vấn đề phê phán ( tôi có thể biết gì?), vấn đề luân lí ( tôi phải làm gì?) và vấn đề tôn giáo ( tôi được phép hi vọng cái gì?) Kant dành rất nhiều nỗ lực cho vấn đề số một.

Phê bình nhận thức của Kant nhằm xác định những điều kiện nhờ đó mới có giá trị khoa học đích thực, đồng thời vạch rõ các ranh giới cho nhận thức của con người. Thoạt nhìn, học thuyết Kant có vẽ như một cố gắng để dung hoà thuyết Duy nghiệm và Duy tâm, nhưng kì thực vai trò mà Kant dành cho các dữ kiện khả giác thì rất nhỏ. Kant nhìn nhận có những thực tại khách quan, độc lập với trí khôn ( về điểm này Kant không phải làĐuy tâm) nhưng thực tại tự thân là gì, thì trí khôn không thể biết đựơc ( bất khả tri). Thực taị khách quan duy nhất mà ta biết được là hiện tượng, nhưng tuy hiện tượng tồn tại thật, nó cũng chỉ trở thành đối tượng khả giác nhờ hoạt động của chủ thể năng tri.

Kant đã làm một cuộc cách mạng Copecnic khi khẳng định rằng không phải thực rtại tự nó là khả tri. Chủ thể có những mô thức tiên thiên (formes apriori) của cảm quan ( sensibilité), những phạm trù tiên thiên ( catégeries apriori) của trí năng, những phán đoán tổng hợp tiên thiên.vvv.. biết một vâtk là làm cho nó trỏ thành đối tượng nhận thức bằng cách áp lên trên nó những mô thức tiên thiên… Kant đặt nền tảng cho một thuyết Duy tâm còn quyết liệt hơn thuyết Duy tâm phatsinh từ Descartes. Thuyết Duy tâm của Kant là một thuyết Duy chủ thể ( Subjectivismes) nhưng đã mang mầm mống của thuyết Duy tâm siêu nghiệm ( idealisme transcendantal) sau này của hegel, Fiche, và Schelhing, thay thế cái tôi nhỏ bé của con người bằng cái tôi siêu việt, tuyệt đối. Ưu vịcủa chủ thể trở nên tuyệt đối: đối tượng phát sinh hoàn toàn từ chủ thể, thực tại lệ thuộc trọn vẹn vào tư tưởng.

d.Thời hiện đại: vấn đề phương pháp tri thức gắn liền với các vấn đề liên quan tới nguồn gốc của tri thức, vẫn tiếp tục là mối bận tâm của các nhà triết học.

Các nhà Duy lí nhấn mạnh tới phương pháp diễn dịch và chứng minh trong việc thủ đắc và tổ chức tri thức các nhà Duy nghiệm lại tin tưởng vào phương pháp qui nạp và đặt giả thuyết.

Trong thời hiện đại xuất hiện nhiều cố gắng khác nhau để thiết lập những phương pháp Tri thức luận mới chẵng hạn:

-Thuyết Duy thực dụng ( Duy thực tiễn , Pragmatisme) do Peirce ( 1839-1914) và W. James ( 1842-1910) sáng lập và J.Dewey ( 1859-1952) khai triển thêm. Nguyên tắc chung:

“ chúng ta hỹa lấy đối tượng của một trong các ý tưởng của ta, và hãy hình dung ra tất cả mọi hậu quả có thể mang một lợi ích thực tiễn nào đó mà chúng ta gán cho đối tượng ấy: tôi cho rằng ý tưởng của chúng ta về đối tượng là tổng số các ý tưởng của ta veef tất cả các hậu quả nói trên, không có gì khác hơn.” ( Peirce)

“ phương pháp duy dụng ( Utilitarisme) cố gắng giải thích mọi khái niệm bằng cách nêu ra các hậu quả thực tiễncủa nó.” ( James).

Thuyết này là một thuyết thực chứng ( Positivisme) và bao hàm thuyết tương đối về chân lí.

-Hiện tượng luận ( Phenoménologie) của Husser. ( 1859-1938). Có một ý hướng giống với học thuyết của Descartes, là tìm kiếm những điều kiện vững chắc chi tri thức khoa học. Đối tượng của tri thức khoa học không còn “ nguyên thuỷ” nữa, đó là một đối tượng đã được “ xây dựng”. Hiện tượng luận chủ trương trở về với chính “ sự vật” ( Zu den sachen selbet), ví dụ cái màu xanh này, treen tờ giấy tôi đang viết, hiện tượng luận mô tả và phân tích các dữ kiện trực tiếp của ý thức một cách đơn so, trung thành không thiên kiến.

Hiện tượng luận cũng mô tả ý thức như một ý thức thuần tuý, nghĩa là luôn luôn hướng về những đối tượng nội tại, không  xét đến việc các đối tượng có tương ứng với các thực tại nào ngoài ý thức hay không ( Husser gọi đó là sự giảm trừ hiện tượng luận reduction phenomenologique). Y thức bao giờ cũng là ý thức về một cái gì. Đó là ý hướng tính của ý thức ( Intentionalité). Nhờ có ý hướng tính mà người ta không đánh mất điều nguơiừ ta giảm trừ ( đóng ngoặc lại), bởi vì ý thức bao giờ cũng nhắm tới một cái gì và biến cái đó thành một “ đối vật”. Và ý thức là cái mà đó có những ý nghĩa ( significations). Hiện tượng luận mô tả các thao tác ‘ hướng về” của ý thức ( analese intentationnelle), những thể thức mà ý thức rằng kết với thế giới.

 

KẾT LUẬN.

Lịch sử tiết học cho thấy tầm quan trọng và phức tạp của vấn dề tri thức. Nhưng có theer nói rằng sự kiện xuyên suốt lịch sử là sự hiện diện của hai khía cạnh trong tri thức của con người: đó là tính thụ động và tính chủ động, tính hậu nghiệm ( kinh nghiệm) và tính tiên nghiệm.

Do đó có hai khuynh hướng lớn trong tri thức luận: duy nghiệm dưới nhiều hình thức, nhấn mạnh khía cạnh thứ nhất ( Duy nhiệm , duy vật, Duy danh, Duy cảm giác, Duy hiện tượng, Duy thực chứng, Duy thực dụng….), còn Duy lí nhấn mạnh khía cạnh thứ hai. ( duy lí, Duy tâm, Duy chủ thể). Còn một khuynh hướng thứ ba là Duy thực ( realisme) dung hoà hai khía cạh nói trên.

 

Chương II

Những nguồn gốc của nhận thức.

 

Đâu là nguồn gốc các nhận thức? Nhận thức từ đâu mà đến?

Trong quá khứ nhiều điều người ta tin tưởng là đúng về sau mới biết là sai. Chẵng hạn trong nhiều thế kỉ nhân loại tin rằng trái đất là một mặt pẳng. Cách đây không lâu lắm bà con ta vẫn tin rằng nhật thực là mặt trời bị con gấu ăn và ơphải khua chiêng múa trống inh ỏi để xua đuổi nó đi. Bây giờ những tin tưởng như thế hầu như đã tiêu tan hết. Thế thì liệu điều đó có thể xảy ra cho nhiều nhận thức chúng ta hiện đang có không? Chắc chắn hiện tại cũng như quá khứ vẫn có những người biết một khối những chuyện mà thực ra không phải như họ nghĩ.

Chúng ta đã nhận thức được những điều mình tin tưởng từ đâu? Có một nguồn chung hay có nhiều nguồn cúng cấp? Nếu có nhiều thì các nguồn ấy có giá trị hơn kém như thế nào?

Sau đây là một số nguồn nhận thức.

1.Chứng từ của kẻ khác. Chúng ta biết Ngô Quyền, Nguỹen Trãi, Quang Trung không phải là những nhân vật huyền thoại nhưng là những nhân vật lịch sử có thật. Do đâu mà ta biêt như thế? Đó là nhờ bằng chứng của người đồng thời với họ và của các sử gia để lại.

Rất nhiều điều chúng ta biết, không những về quá khứ mà cả trong cuộc sống hằng ngày đều nhờ người khác truyền đạt lại, nghĩa là dựa “vào chứng”của kẻ khác. Đó là cách thức đa số chúng ta biết về tư tưởng của những người khác và về những kiến thức khoa học. Chúng ta thu đạt được những hiểu biết ấy không do trực giác hoặc suy tư, lí luận riêng hoặc do kinh nghiệm bản thân mình.

Nếu ta dựa vào kẻ khác để biết tức là ta nhìn nhận rằng họ đáng tin cậy, chúng ta công nhận uy tin s của họ.

Kẻ khác nói đay theo nghĩa rộng, boa gồm những con người, những cơ chế ( như gia đình, quốc gia, xã hội, Giáo hội). Những truyền thống phong tục và những tài hiểu biết. Đó là một nguồn nhận thức phong phú và vô giá, nhưng cũng đầy hiểm nguy.

Để biết, con người luôn bắt đầu bằng việc tin cậy vào kẻ khác: cha mẹ, anh chị em, thầy cô, người lớn, người già cả. Ngya cả về sau, họ cũng không thể tự mình “ thực nghiệm” hoặc suy tư tìm kiếm trong hết mọi lĩnh vực, nhưng phải đón nhận vô số hiểu biết từ gia đình, học đường, xã hội….

Tôi muốn đi bển, leo núi hay vào rừng sâu, tôi cần học hỏi và tín nhiệm nơi những người lão luyện trong các lĩnh vực ấy.

Tuy nhiên, để hiểu biết một cách chắc chắn, chúng cần xem xét giá trị của các chứng từ hoặc uy tín của kẻ khác trong từng trường hợp, một cách tự do và thẳng thắn. Chẳng hạn chúng ta phải có đủ lí do để tin các rằng những người mà ta nhìn nhận uy tín là những người liêm khiết và có đủ điều kiện thuận lợi hơn ta để thu đạt những điều mà bản thân ta muốn biết. Chẳng hạn họ cóphải là chuyên viên không? Khả năng chuyên môn đến mức nào? Uy tín của họ giới hạn ở phạm vi một tỉnh, một quốc gia hay cả thế giới?

Người nào chấp nhận uy tín của kẻ khác một cách mù quáng, coi uy tín đó là đủ đẻ bảo đảm cho giá trị của tri thức, thì khó tiến bộ vf không thấy cần phải ( hoặc không được phép) tiếp tục suy tư, tìm tòi điều gì mới mẻ hơn nữa.

Thời Trung cổ, Aristote được coi là “uy quyền” số một trong triết học và Thanhd Augustinô là bậc thầy không ai dám trưc tiếp phê bình trong thần học, vì thế các nhà triết hoc và thần học thời ấy bị hạn chế trong suy tư độc llập. Cha  ông ta ngay trước cũng thường dựa vào “người xưa” ( vua Nghiêu Thuấn, thầy Khổng, thày Mạnh) để biện minh cho tư tưởng và hành động của mình và vì thế ít có tinh thần sáng tạo.

2.Giác quan và kinh nghiệm khả giác.

Một nguồn cung cấp hiể biếtkhác cũng rất quan trọng, là giác quan và kinh nghiệm khả giác. Nhờ chúng, người ta đã “ biết” được biết bao nhiều điều một cách trực tiếp ngay trước khi lí trí thức tỉnh và hoạt động đầy đủ. Chúng ta biết lửa nóng, ớt cay nước đá lạnh, mật ngọt aưn mặn thì khát, ngày mùa đông nắng…bằng giác quan và kinh nghiệm, trước khi có thể giải thích được bằng lí trí, bằng khoa học.

Nguồn nhận thức này quan trọng đến nỗi một số người chủ trương rằng tri thức con người cốt yếu là cảm giác và ngoài ra không một loại tri thức nào khác.

Đó là thuyết Duy kinh nghiệm ( Empirisme)

 Hình thức cực đoan của nó là thuyết Duy cảm giác ( sensualisme) của Loke ,thế kỉ 18. ông coi trí khôn như miếng sáp ong, một tờ giấy ảnh một cái máy thu thanh đón nhận các ấn đến từ ngoại giới. Các ý tưởng chỉ là những cảm giác nhẹ. Ngày nay lí thuyết về nhận thức như một bản sao chụp nay không còn được công nhận nữa.

Các nhà khoa học thực nghiệm căn cứ trên quan sát và thí nghiệm, tức là trên các sự kiện ( faite) cụ thể khách quan, cũng không làm việc trên những dữ kiện “thô sơ”, những dữ kiện nguyen xi từ thế giới khả giác, nhưng trên dữ kiện do chính họ tạo nên, để chúng có thể được lặp đi lặp lại bởi nhiều nhà quan sát khác, hi vọng tiến tới một tri thức khách quan chính xác. Tuy thế, các kết luận của họ cũng không tuyệt đối.

 Huống hồ là các nhận thức của ta do kinh nghiệm khả giác đem lại trong đời sống thường ngày làm sao mà luôn chắc chắn và khách quan được/ chúng ta chư a thường thấy điều chúng ta mong đợi. Đó là chưa nói tới những định kiến và những đam mê chi phối chúng ta.

Vậy ngay trong lĩnh vực của nhận thức do giác quan và kinh nghiệm khả giác, chúng ta cũng phải thận trọng.

3.lý trí.

Nguồn gốc thứ 3 là lí trí.

Thuyết Duy kinh nghiệm quyên mất vai trò chủ động của chủ thể, ngay cả trình độ tri thức thấp là cảm giác và tri giác ( perception). Cảm giác và kinh nghiệm cung cấp chất liệu cho nhận thức nhưng chúng cần tổ chức bởi trí khôn thành một hệ thống có ý nghĩa để trở thành tri thức cho ta. Giác quan tự nó không thể mang lại những phán đoán chặt chẽ và có giá trị phổ quát. Chính lí trí có khả năng tự nhiên nắm bắt trong các dữ kiện khả giác rời rạc, lon xộn, những khía cạnh khả tri của thực tại mà giác quan không thể nhận ra và nhờ lí luận, nó có thể khám phá racác nguyen lí và nguyên nhân của thực tại.

Những người đề cao vai trò của lí trí hoặc tư duy như yếu tố trọng tâm trong quá trình nhận thức, được gọi chunh là các nhà Duy lý 9 Rationalistes). Đối với họ tri thức nằm trong những khái niệm nguyên lívà định luật, chứ không phải trong những cảm giác thô sơ.

Ơ một cấp độ nhẹ nhàng thuyết duy lí chủ trương trí khôn con người có khả ngăng biết một cách chắc chắn những chân lí khác nhau về vũ trụ, mà giác quan qua sự quan sát bề ngoài, không cho chúng ta biết được. Nếu A lớn hơn B và B lơn hơn c; thì A lơn hơn C. chúng ta biết điều trên đây áp dụng cho bất cứ vật gì ( cái bàn, cái tủ, con sông, hòn nui, con người…) cho dù ta chưa thử chưa thí nhiệm điều đó.

Dưới một hình thức triệt để hơn, thuyết duy lý có thể quả quyết rằng chúng ta có khả năng đạt tới một tri thức hoàn toàn vững chắc và độc lập với kinh nghiệm giác quan. Chẳng hạn đó là trường của luận lí học, toán học ( đặc biệt là đại số học và hình học không gian.)

Được như thế là vì lý trí tuân theo một số qui luật chung cho tất cả mọi người khi suy tư, như: luật ( hay nguyên lí ) đồng nhất 9 A là A, A không thể là không A được) với hệ luận là nguyên lí mâu thuẩn và nguyên lí khử tam ) cái gì có không thể cùng lúc vừ a có lại vừa không, không thể vừa là A, lại vừa không A; hai điều mâu thuẫn không thể cùng đúng cả; giữa đúng và sai không có vị trí lưng chừng, trung lập).

Lập trường của thuyết duy lí coi trọng vai trò của lí trí và quả quyế raừng có những nhận thức của ta không trực tiếp do kinh nghiệm khả giác mà đến. Điều đó là đúng. Nhưng ta không thể chấp nhận thái độ cực đaon coi kinh nghiệm ấy, không có gia trị nao cho tri thức, hoặc chủ trương lí trí có những ý tưởng bẩm sinh ngay như các nguyên lí căn bản của lí trí cũng cần một kinh nghiệm khả giác nào đó để được đánh thức dậy. Còn thứ tri thức thuấn lí trong lí luận lí học và toán học, đó chỉ là một tri thức hình thức hay trừu tượng, không cho ta biết gì thật về thế giới hiện hữu bêb ngoài vì nó chỉ hoạt động trong thế giới của những môi trường tương quan và những ý nghĩa. Luận lí hình thức nếu apá dụng đứn sẽ cho kết quả đúng 100% về mặt lí luận thuần tuý, mà không cần biết áp dụng vào nội dung cụ thể được hay không, trong lúc đó khoa học thực nghiệm noà muốn đúng cũng phải phù hợp v ới  sự kiện cụ thể.

Nguy cơ của Duy lí cực đoan là lấy sự suy luận diễn dịch thay thế cho quan sát và rthực nghiệm.

Nhưng dĩ nhiên nếu không có lí trí, tri thức của ta cũng chỉ nằm ở mức độ hiểu biết của loài vật mà thôi.

4.Trực giác.

Trực giác ( intuition ) cũngcó một vai trò quan trọng trong nhận thức của chúng ta.

 Bởi đâu cóngười, ta vừa tiếp xúc lần đầu mà đã biết rằng đó là người ta tin cậy được? Làm sao họ biết người kia là “ đối tượng’ phù hợp với mình? Làm sao hai người mới gặp nhau đã yêu nhau ngay rồi? Đó là nhờ trực giác. Trực giác là một loại biết, một nhận thửctực tiệp và tức khắc, không qua trung gian của phân tích, lí luận, giống đôi mắt ta nhìn thấy một vật nào đó trước mặt. ( Intuition< bởi động từ latinh intueri, thấy).

Có nhiều loại trực giác:

a.Trực giác khả giác: các giác quan ta mở ra trên ngoại giới và “nghi nhận” lập tức những dữ kiện khả giác của nó. Ví dụ ta thấy một mặt phẳng mênh mông xanh mát và gơn sóng. Đó là một cảm giác ( sénation) cảm giác là một trực giác khả giác. Biết ngay rằng mặt phanửng đó là một cách đồng lúa non, cái biết này là một tri giác ( perception). Tri giác không phải là một trực giác đúng nghĩa vì đã bao hàm một phán đoán vô ý thức dựa trên kinh nghiệm, nhưng vì nó quá mau lẹ nên ta vẫn có thể coi tri giác là một thứ trực giác.

b.Trực giác tâm lí: là nhận thức trực tiệp của ta về chính mình; là ý thức ta có về các sự kiện tâm linh của mình như vui, buồn, suy nghĩ, ước muốn.v.v…v

c.Trực giác thuần lí ( intuitionrationnelle): là nhận thức trực tiếp vè các mối quan hệ gĩưa các ý tưởng hoặc giữa các mệnh đề, ví dụ ta hiểu tức khắc mệnh đề: toàn thể thì lớn hơn thành phần, hoặc A=B mà B=C thì A=C, ta hiểu các mệnh đề hiển nhiên hoặc các mệnh đề không thể chứng minh được, làm nền tảng cho ta lí luận ( như các định đề trong toán học chẳng hạn).

d.Trực giác ngoại lí: ngoài lí trí ra, con người còn có một khả năng nhận thức khác nhau, thể hiện qua cảm hứng của nhà nghệ  sĩ hay xuất thần của nhà thần bí 9 tôn giáo ). Đó là một thứ nhận thức bằng tình yêu, bằng tình cảm, bằng trái tim, tức là một khả năng lạ lùng của trí khôn, giúp ta đạt tới cái sâu xa nơi sự vật, vượt lên trên lí trí.

Các nhà sứng tạo trong nghệ thậut, khoa học và triêt học có thể có những khoảng khắc ‘ hứng khởi” trong đó bổng loé lên một ý tưởng mới mẻ, phong phú.

e.quan niệm của Bergson ( 1850-1941)

-Trực giác trước hết là cái nhìn nội tâm, xuyên qua các tầng lớp xơ cứng của âm hồn do suy tư trừu tượng, phân tách và ngôn ngữ tạo nên, để đạt tới nền tảng, gốc rễ của con nguơiừ chúng ta, đó là sự tồn tục ( la durée) nghĩa là sự trôi chảy không ngừng của sự sống trong ta, trong đó các hiện tượng tâm lí nỗi lên trên bề mặt giống như  những vất trôi theo giòng sông chảy.

-trực giác còn là một thứ thiện cảm, đồng cảm ( sympathie) nhờ đó ta đồng hoà mình với một hữu thể khác để biết nó từ bên trong thay vì chạy vòng ben ngoài để phân tích, mô tả. Thái đọ đó là thái độ của nhà thi sĩ, khác với thái đọ của nhà khoa học tự nhiên. Bới thế, một người mẹ biết đứa con mình hoàn toàn khác và đúng hơn một chuyên viên về tâm lí giáo dục. Lí trí suy luận thì mổ xẻ chia cắt, trực giác nắm bắt toàn thể trong một cái nhìn đơn thuần.

Tuy thế chúng ta không được đối chọi lí trí với trực giác một cách quá đáng.

Nhiều khi một trực giác đến sau những suy tư và kinh nghiệm vất vả, ít nhất là sau một quá trình tìm kiếm vô- ý- thức.

Để tránh nguy cơ chủ quan hoặc oả tưởng, trực giác cần được lí trí kiểm chứng. Trực giác phát minh, lí tríchứng minh.

 

KẾT LUẬN

Bốn nguồn nhận thức trên đây đều là những nguồn chân chính. Giá trị của chúng đều có thể hơn kém tuỳ theo phạm vi. Nhưng chúng không loại trừ nhau, trái lại bổ túc cho nhau.

 

 

 

CHƯƠNG III

VẤN ĐỀ NHẬN THỨC THẾ GIỚI.

            I.Đặt vấn đề.

Có một thế giới khách quan, độc lập ở bên ngoài trí khôn không? Hay phải chăng thế giới làmột công trình xây dựng của chính trí khôn con người? Chúng ta có biết thế giới đích thực như nó là, hay chỉ biết nó theo các điều kiện chủ quan ta thôi? Đặt câu hỏi như thế có lẽ làm cho nhiều người ngạc nhiên.

Nhưng chúng ta hãy suy nghĩ thêm.

Đối vớ người thường, thế giới có đó với những sự vật vững chắc, nhưng chúng vẫn tồn tại cho dù ta có tri giác chúng hay không? Giác quan ta là những cửa sổ mở ra trên thế giới, giúpta tiếp xúc với nó và biết nó như nólà.

Tuy nhiên vấn đề không đơn giản như người ta nghĩ.

Lấy ví dụ con mắt. Khi ta nhìn vào các sự vật, ta thấy chúng có những màu sắc nào đó. Màu sắc ở đâu và màu sắc là gì? Nếu tôi mang cặp kính màu xanh, thế giới hiện ra làmàu xanh, nếu tôi mang kính đỏ, nó lại là đỏ.màu sắc xem ra lệ thuộc hoàn toàn hoặc một phần nào vào điều kện của những cơ quan thị giác. Một nguơiừ có thị giác ‘ bình thường’ có thể thấy một vật và nói; nó màu đỏ, trong lúc người khác bị mù màu nhìn vật dó lại thấy nó màu xám. Nếu hai người có đôi mắt bình thường nhìn vào một vật và đều nói nó màu đỏ, thử hỏi họ có thấy cùng một độ như nhau không? Cho dù cả hai đều thấy hoàn toàn cùng một cách đi nữa thì điều đó có nghĩa gì khác hay chỉ có nghĩa là họ có một cơ quan nhìn cùng loại và cùng chất lượng?

Giả sử con mắt được tạo ra giống như kính hiển vi, liệu chúng ta có sống trong cái thế giươí như chúng ta ddang sống không? Một số loài vật có thể nhìn thấy trong tia cực tím, ở đó con người sẽ không còn cảm giác màu sắc nữa. Anh sáng đều từ các ngôi sao mà tôi thấy đêm qua đã mất hàng triệu để đến trái đất. Điều tôi thấy không phải là ngôi sao nhưng là một chút náh sáng thôi. Cóp thể làchính ngôi sao đã biết mất từ bao giờ.

Đây là đồng xu trên bàn tôi. Người ta nói đồng xu tròn. Nhưng nhìn từ đa số các quan điểm, nó là bầu dục. Chỉ có hai vị trí nhì, từ đó nó là tròn: trực tiếp từ trên nhìn xuống hoắc trực tiếp từ dưới nhìn lên. Nhiều người quan sát có thể có nhiều “ hình ảnh” về nó . nhưng dường như các hình ảnh và đòng xu không đồng nhất với nhau.

Lấy ví dụ về xúc giác.

Tôi đứng gần bếp lửa và có cảm giác nó nóng. Thông thường người ta xem nóng là một đặc tính của lửa. Nhưng có đúng thế không ? hay đó chỉ là một cách ngây thơ nhìn sự vật? Giả sử tôi xích lại gần hơn nữa hay thử đặt bàn chân vào bếp, tôi sẽ có cảm giác đau đớn vì sức nóng lên cao quá. Dù vậy sự đau đớn nằm ở phái tôi, không phải trongbếp lửa. Thế thì có phải cái nóng cũng là một cảm giác của tôi chứ không phải là một đặc tính của lửa? Nếu nhiệt độ trong cơ thể chúng tăng thêm ít độ nữ, chắc chúng ta sẽ cảm thấy thế giới khác đi.

Có thể nêu nhiều ví dụ với cácgiác quan khác. Tất cả xem ra có thể đưa tới nghi vấn lạ: những điều ta tri giác nhờ các giác quan phải chăg là do chính ta tạo nên, ít nhất là một phần?

Dối với thuyết Duy tâm thì câu trả lời: phải.

II.Thuyết Duy tâm.

1.Nguyên lý thuyết Duy tâm.

Từ thời Đescarté, thuyết Duy tâm được phổ biến và phát triển rộng rãi dưới nhiều hình thức khác nhau cho đến giữa thế kỉ 20.

Nói chúng đó là học thuyết cho rằng cả thực tại của thế giới đều nằm trong tư tơ\ưởng. Tư tưởng nào mà có thể cấu tạo nên thực tại như vậy?

-Một thiểu số cho là tư tưởng cá nhân, tư tưởng của mỗi chủ thể tư duy. Thứ Duy tâm này đưa tới thuyết Duy tâm chủ thể hoặc Duy ngã ( Solipsisme) đại điện bởi Schopenhauer.

-số đông các nhà Duy tâm thì cho đó là một tư tưởng phân biệt với tư tưởng cá nhân, nhưng họ không xác định rõ là gì?

-dưới hình thức nào đi nữa, thuyết Duy tâm đều qui về một nguyên lí về tình nội tại của nhận thức ( Principe d’imanence). Theo nguyên lí này: người ta chỉ biết được tư tưởng của mình mà thôi. Không biết được đối tượng nào nằm ngoài chủ thể nhận thức.

Berkeley qui thực tại của thế giới khách quan vào các ý tưởng mà thượng đế đặt vào trong tâm trí chúng ta.

Giữa thé kỉ 20 Edouard Le Roy tuyên bố một câu gần với Hegel:

“tư tưởng chính là hữu thể, là thực chất của mọi thực tại. Không có gì hiện hữu ở ngoài tư tưởng: hay nói đúng ra, nói tới một cái bêb ngoài, trong trường hợp này, không có nghĩa gì cả. Tóm lại, trái với điều người ta thường tưởng tượng không, không có tư tưởng một bên  và hữu thể một bên, nhưng cả hai chỉ là một”.

Đối vớ thuyết Duy tâm sự hiện hữu độc lập của thế giới khách quan khôngcòn chắc chắn và trở thành một vấn đề khó khăn.

2.Phê bình thuyết Duy tâm.

a.Các nhà Duy tâm quả quyết rằng tư tưởng không biết gì khác ngoài chính mình nó; nó chỉ nhắm vào một đối tượng nội tại trong nó mà thôi. Họ lập luận:

cái gì ta biết thì phải ở trong tưởng của ta. Mà  một vật với tư tưởng thì sẽ không ở trong tư tưởng. Vậy takhông thể biết được nó. E.Le Roy viết: “ một cái gì ở bên kia tư tưởng thì thì ta không thể nghĩ tươngr dược” ( un au-dela de la pensée est impensable).

Trong lập luận này, ta phải xác định: “ở trong” là thế nào? Các nhà Duy tâm xem ra muônd nói rằng một sự vật khác biệt vì ở ngoài trí khôn, khi trở thành đối tượng của nhậnthức, phải ở trong tư tưởng một cách vật chất theo kiểu một lượng nước ở trong chiếc bình. Hiể nhiên là điều đó không thể có được rồi. Nhưng sự vật được nhận thức vừa ở nguyên vẹn bên ngoài, mà có thể ỏ trong tư tưởng bằng chính biểu tượng của nó mà trí khôn đã rút ra được bằng trừu tượng hoá.

Còn câu “ cái bên kia tư tưởng” ám chỉ một đối tượng khác biệt và ở ngoài tư tưởng. Nhưng nói cho cùng không có cái ở bên kia tư tưởng, bởi vì hành vi nhận thức của chúng ta mở ra trên sự vật vốn là đối tượng đích ta thật của nó. Phái Duy tâm quan niệm tư tưởng chỉ biết tư tưưởng, nhưng đó chỉ là một định đề then chốt của họ, ngược với kinh nghiệm hiển nhiên nhất.

Họ cho rằng ý tưởng là đối tượng cuối cùng của tư tưởng. Song không phải thế. Y tưởng là cái mà trong nó và nhờ nó ta biết một sự vật. Trong ý tưởng, trí khôn ta tri giác chính sự vật, nó không dừng lại nơi ý tưởng, cũng giống như khi đọc sách, ta tri giác ý nghĩa của những chữ ta đọc; các chữ đó là những dấu chữ đưa ta về với cái gì khác, tức là ý nghĩa của chúng; không dừng lại nơi các dấu hiệu đó.

Phái Duy tâm nêu vấn nạn: làm thế nào có sự hoà hợp hay không giữa ý tưởng và sự vật? Câu hỏi đó là phản ánh quan niện sai lầm của họ coi nhận thức là một sáng tạo của chủ thể đóng khung lại trên mình. Vấn đề sẽ không còn nữa hay nói đngú hơn sẽ giải quyết được, nếu ta quan niệm nhận thức bao giời cũng là nắm bắt trực tiếp một cái gì, chứ khong phải là nhận thức ý tưởng của ta

b.Quan niệm nhận thức của phái Duy tâm đi ngược lại với kinh nghiệm hiển nhiên.

-kinh nghiệm thường ngỳa: nhờ biết dược thực tại khách quan chung quanh mà ta có thể định hướng được trong thégiươí, biét duy trì và phát triển cuộc sống. Ta biét lửa thì nóng, tuýet thì lạnh, loại này độc giống kia lành, biết đè phòng những gì đe doạ chúng ta….

-Kinh nghiệm khoa học: nhờ biết được thực tại khách quan qua các ngành khoa học khác nhau mà càng ngày loài người càng mở rộng khả năng làm chủ thiên nhiên ( kỹ thuật).

c.Quan niệm Duy tâm, nếu được áp dụng triệt để sẽ đưa tới những hậu quả luân lí không chấp nhận được. Ví dụ:

-các ngành khoa học đều phải lấy các ý tưởng của chủ thể làm đối tượng nghiên cứu và sẽ đồng nhất với môn tâm lí học.

-mỗi người sẽcó tieu chuẩn chân lí riêng vì họ phán đoán theo những ấn tượng chủ quan, những biến dỗi nội tại của mình. Như thé bất cứ điều gì mỗi người phát biểu theo như họ cảm thấy, đều là đúng hết. Và kết quả là hai phán đoán mâu thuẩn nhau có thể cùng đúng cả.

kết luận

Vấn đề đích thực của nhận thức luận không phải là tìm xem có cái gì ở ngoài tưởng, không những là tìm xem những thực tại hiện hữu ngoài chủ thể nhậnthức, tức là vũ trụ và những gì có trong vũ trụ, có phù hợp với ý tưởng chúng ta có về nó hay không, phù hợp tới mức nào và trongn hững điều kiện nào? Những lời phê bình trên đây đã có chân lí của thuyết Duy thực

III.Thuyết Duy thực  ( Realisime)

1.Khái niệm.

Thuyết Duy thực, ngược với thuyết Duy tâm, là học thuyết nhìn nhận tính hiện thực ccủa thé giới bên ngoài, nghĩa là của một vũ trụ phân biệt thực sự với chủ thể nhận thức, và quả quyết rằng có những sự vật đích thực tương ứng vớ các ý tưởng của ta.

2.Duy thực ngây thơ ( Realisme naif): là thái độ của quần chúng , của người thường. Họ cho rằng thế giươí bên ngoài có thực, độc lập với ta, song ta có thể biết nó hoàn toàn đúng với thực chất củanó. Nhận thức là bản sao ( copie) của thực tại. Ta tri giác thế giới thế nào thì thếgiươí là như vậy. Chẳng hạn quần chúng xem màu sắc, âm thanh, hương vị, là có thực, hoàn toàn như trọng lượng, hình dạng bề dày của một vật. Hoặc quần chúng tin rằng các chòm sao nằm đúng ở vị trí mà chúng ta nhìn thấy.

Một quan niệm Duy thực giản đơn như thế là không thể chấp nhận được.

Chúng ta biết thế giới, trước tiên là nhờ cảm giác. Cảm giác là kết quả của tác động của sự vật trên giác quan  ta. Vậy ngay trong cảm giác, không phải chỉ có phần đầu của sự vật mà còn có phần của chủ thể nữa. Thế giới tự bản thân và thế giới như nó xuất hiện ra cho ta, không hoàn toàn đồng nhất. Đàng khác tri giác của ta lúc nào cũng có ít nhiều tính tương đối vì tuỳ thuộc điều kiện nhận thức của chủ thể.

3.Duy thực phê phán ( Realisime critique)

tuy vẫn tin tưởng vào tính hiển nhiên của các tri giác, nhưng Duy thực phê phán tìm xem trong các điều ta tri giác cái gì đến từ chủ thể, cái gì phát sinh từ đối tượng, và chỉ nhìn nhận cái gì là khách quan mà thôi. Như thế Duy thực phê phán công nhận thế giới khách quan nhưng không theo tri giác mà ta có về thế giới để phán đoán về thế giới cách “mù quáng”.

Duy thực phê phán quan niệm ý thức con người là một ý thức mở rs trên một số thế giới vật chất tồn tại độc lập với nó. Nhờ cảm giác, chủ thể năng tri ( sujet connaissant) tiếp xúc trực tiếp với thực tại bên ngoài. Trí năng hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ với cảm giác, nó rút từ những dữ kiện khả giác ra những khái niệm trừu tượng. Y niệm là biểu tượng chân chính của thực tại cụ thể, cho dù là không trọn vẹn. Hoạt động của trí năng còn còn tiếp tục đi xa hơn. Trong hoạt động của phán đoán ( jugement) nó qui hoàn ý tưởng về lại với thực tại ( ví dụ: Socrate là nguờ; cái hoa này đẹp…) và như thế nó hoàn thành một nhận thức và chắc chắn về thực tại ấy.

Giác quan không sai lầm trong việc nắm bắt đối tượng riêng của nó ( ví dụ thị giácnhìn thấy màu sắc, hình thể), trí khôn cũng không sai lầm trong việc nắm bắt những yếu tính và trong việc khẳng định các nguyên lí đệ nhất, đặc biệt là nguyên lí bất mâu thuẫn, vốn là qui luật tối thượng của tư tưởng.

Thuyết Duy thực khách quan của Thánh Thomas, dựa theo Aristôte, là thuyết Duy thực phê phán ( Realisme critique). Nhận thức là một hoạt động của con người, hơn nữa đó là một hoạt động nội tại ( activité immanente), nằm ngay trong chủ thẻ năng tri và mang đậm dấu ấn của chủ thể. Dấu ấn này có mặt ở mọi cấp độ của hành vi nhận thức, trong cảm giác, trong hình nảh, ý tưởng, phán đoán, và trong lí luận ( raisonnement). Cảm giác đã bao hàm một sự hiện diện về chất nào đó của đối tượng, vì không có sự vật hiện diện trực tiếp. Y tưởng thì không còn gì là vật chất nữa, nó trừu tượng và tổng quát. Phán đoán mới thất lag hành vi của chủ thể: ở đây chủ thể xác định quan điểm, lập trường của chính mình về đối tượng, và vì thế chính phán đoán mà chủ thể có thể sai lầm. Cuốicùng toàn bộ thao tác suy luận ( như phân tích, tổng hợp, diển dịch…) là công trình của tư tưởng, một công trình có qui luật riêng của nó..

4.Tính hiển nhiên của thái độ Duy thực.

Thế giới hiện hữu độc lập với ta và người ta có thể biét được nó. Đó là một điều hiển nhiên và ta có thể nêu nhiều bằng chứng về điều đó.

a.ýhướng tính của nhận thức:

-ta có cảm giác rất tự nhiên là khi ta biết điều gì, nhận thức của ta, vật ấy qui định, chứ không phải tự ý ta tạo ra nó hoặc muốn nghĩ về nó tuỳ thích. Không gì có thể huỷ bỏ được cảm giác đó.nhận thức luôn luôn hướng về một đối tượng khác với nó, để “chiếm” làm của mình.

b.Khoa học:

khoa học bao hàm sự hiện hữu của một thế giới khác biệt với chủ thể nhận thức. Khoa học là một công cuộc khảo sát kiên nhẫn và chi li mà kết quả thường xuyên được đối chiếu với thực tại. Vì chính thực tại chi phối nó.

c.Sự nhất trí giữa loài người:

các đối tượng kinh nghiệm cũng chỉ giải thích được bởi quan niệm Duy thực.

5.ý nghĩa thuyết Duy thực.

a.Đối tượng của trí khôn:

thuyết Duy htực quả quyết tính hiện  thực khách quan của hữu thể và sự qui hướng thiết yếu của trí khôn về việc nhận thức hữu thể. Thuyết Duy thực bao hàm rằng đối tượng đầu tiên của trí khôn là hữu thể . chính vì thế mà ta có nhu cầu muốn biết thêm mãi, muốn thông suốt mọi sự.

b.Các giới hạn của lí trí con người:

nhưng thuyết Duy thực nhìn nhận giới hạn của trí khôn nhận loại, luôn luôn bị giươí hạn trong hoạt động, bởi thể xác chúng ta.

Trên ta: có những thực tại thuần tuý tinh thần mà trí khôn không thể trực tiệp nắm bắt được, ngoại trừ bằng đường lối loại suy tức là so sánh với cái khả giác mà ta có kinh nghiệm để tìm một ít điểm tương đồng.

Dưới ta: có vật chất và tất cả những gì tuỳ thuộc vào vật chất, những sự vật cá biệt, cụ thể xét theo tính chất đặc thù của chúng, cũng là những đối tượng mà ta biết được ở trình độ thấp nhờ cảm giác, chứ trí khôn không lãnh hội nỗi.

c.Phạm vi riêng của trí khôn nhân loại: nằm giữa hai ranh giới đó; các yếu tính của sự vật, vật chất, hữu thể nói chung, cùng với các định luật và cá c giống loại lớn của hữu thể, Nguyên nhân đệ nhất của hữu thể và các nguyên tắc của trật tự luân lí. Con người phải thêm vào đẩy sinh hoạt của lí trí và của ý chí chúng ta cũng nhưn qua đó, sự hiện hữu của chủ thể.

d.Thuyết Duy thực phê phán nhằm xác định trong tri giác của ta về sự vật, cái gì là khách quan  và cái gì thuộc về sinh hoạt của trí khôn (  chủ quan), vấn đề của niệm phổ quát đã được đặt ra trước tiên vì mối quan tâm đó. Thế giới của kinh nghiệm khả giác chứa đựng một phần khả tri, khả niệm. Đó là những mô thể, nhưng yếu tính, những “ý tưởng” được thể hiện trong các sự vật khách quan và cụ thể.

Chính cái thế giới khả niệm của các ý tưởng khách quan đó mà trí khôn lãnh hội, dưới hình thức tổng quát. Thế giới của nhận thức không phải đơn giản là bản sao của thế giới khách quan, nhưng là một công trình của trí khôn xây dựng từ những dữ kiện khả giác và tương ướng với các thực tại của kinh nghiệm.

Thế giới của nhận thứcchính là thế giới hiện thực nhưng được lĩnh hội bởi trí khôn theo thức thích hợp với trí khôn, tức là thể thức vô chất ( immatériel) ( nói cách khác, sự vật mà ta biết không nằm y nguyên trong ta một cách vật chất).

 

 

KẾT LUẬN

Thuyết Duy thực (phê phán) dung hoà được các yếu tố tích cực của thuyết Duy kinh ngiệm và thuyết Duy tâm.

Người Duy thực phê phán là người:

-nhìn nhận thực tại ( khác với mình) và chấp thuận thực tại.

-chủ trương rằng nhận thức không phải là làm ra đối tượng  nhưng là “ chiếm hữu” đối tượng, ẵm nhận nó và chiêm ngưỡng nó.

-nhưng sự chiếm hữu này không phải thụ động mà là tích cực. Thế giới không được đưa vào y nguyên trong tró khôn, nhưng dưới dạng những ý tưởng nghĩa là những mô thể và yếu tính nội tại trong các sự vật của kinh nghiệm, và nhờ vào sự hiểu biết mà làm chủ được thế giới khách quan.

CHƯƠNG IV

KHÁI NIỆM CHÂN LÍ

Chân lí là gì?

Chúng tacó thẻ biết được chân lí không? Làm sao biết được điều gì là thật điều gì là giả?

I.Một số quan niệm về chân lí.

Chân lí hay sự thật không phải là một từ đơn nghĩa. Chẳng hạn khi ta nói: chiến thắng Bặch Đằng là một sự thật lịch sử, hoặc: ăn thật làm dối; hoặc khi Đức Giêsu tuyên bố: “ Tôi là đường, là Sự thật, và là sự sống” chắc chắn từ sự thật không có cùng một nghĩa hoàn toàn nhưn nhau. Trong đầu ác đông đảo con người thời đại ngày nay, hình nhưn chỉ có một hứ chân lí vững vàng và phổ quát, coa khả năng liên kiết được loài người với nhau đó là chân lí khoa  học. Nhưng chính các nhà khoa học lại tỏ ra khiêm tốn hơn nhiều.

Trước khi trình bày quan niệm triết học cổ điển về chân lí, chúng ta hỹa xem qua một vaqì quan niệm khác.

1.Quan niệm thông thường.

Có nhiều kiểu nói thông thường cho tabiết quần chúng hiểu chân lí hay sự thật là gì.

-Sự thật là anh A đánh anh B trước.

-Bạn anh nói đúng: anh luác nào cũng nóng nãy, hấp tấp cả.

-Nói thật mất lòng, tôi nói thế anh có buồn tôi không?

-Xin chân thành cảm tạ.

-đây là bột giặt thật, kia là bột giặt giả.

-một vị chân tu; một nguyênh vọng chân chính.

Nói thật, nói đúng là khi điều nói ra phù hợp với sự việc vốncó, ăn khớp vớ đối tượng nói tới. Làm chứng gian là nói những điều khác vớ sự thật mà mình đã mắt thấy tai nghe hoặc bịa ra những diều mình không biết.

Người thành thực ( thành thật, chân thành) là người nghĩ sao nói vậy, không che đậy quyanh co hay tránh né; điều họ nói ra ăn khớp với điều họ suy nghĩ trong lòng “ chân thành cảm ơn” nghĩa là lới cảm ơn phát xuất từ những tâm tình tri ân coa thật  trtong lòng, không phải chỉ là xảp trá, bề ngoài bôi bác. Tôi nói: anh nóng nãy lắm và vì điềi ấy đáng nên anh buồn tôi; nếutôi khen anh hiền lành hoặc không nói gì về tính xấu của anh, chắc anh sẽ vui hơn; nhưng mất lòng trước được lòng sau, còn hơn là bạn bè không thành thật với nhau. Cái gì chỉ là “ bề ngoài”, không có “ nội dung” không có “bề trong” điều bị coi là xấu, có khi bị kết án là “giả hình”.

Đồ thật, đồ giả là gì? Nói đồ thật đồ giả là bao hàm một phans đoán qui về một tiêu chuẩn muẫ nào đó.

Nếu tiêu chuẩn đó là “ hàng ngoại” ( sản xuất ở ngoại quốc) thì một món hàng làm tại chợ lớn sẽ là đồ giả khi được giới thiệu là hàng ngoại cho dù mẫu mã và nhã hiệu nhại lại y hệt hàng nước ngoài.

Nếu tiêu chuân là chất lượng phải có” thì loại bột giặt chỉ có một phần nhỏ chất tẩy, còn lại là vôi, đó là sản phẩm giả. Là hàng thật khi món đò được sản xuất với đúng các tiêu chuẩn mẫu đã được nhìn nhận. Trong câu ăn thật làm dối, hai tiếng làm dối có nghĩa là không làm đúng mức, không đến nơi đén chốn, làm qua loa… Người chân tu là người đạt tới “đạo” hoặc ít nhất quyết chí sống theo các đòi hỏi ( lí tưởng) của bậc tu hành, không bằng lòng với “ bộ áo tu” hay một số chuyênh bề ngoài….

Có khi tiêu chuẩn để qui chiếu là bản chất tự nhiên của sự vật. Vàng thật có những cấu tố nhất định, những đặc tính riêng, không lẫn lộn được với các kim loại khác. Chiếc nhẫn có màu vàng óng ánh nhưng lại mềm dễ bị rỉ sét thì không phải là vàng thật. Nói là mật ong nhưng chỉ toàn là nước đường pha màu, là nói dối và thứ hàng giới thiệu đó là giả.

Qua thí dụ trên đây, chúng ta thấy: chân lí hay sự thật và những ý niệm liên quan như: đúng, chân thành, thành thực, chân chính… đều qui về một mẫu mực nào đó làm chuẩn mặc. Tiêu chuẩn có thể do thực tại khách quan jhoặc do con người đặt ra nhưng ngay trong trường hợp thứ hai, việc qui định tiêu chuẩn không phải tuỳ thuộc hoặc hoàn toàn qui ước. Điều này không lạ bởi vì chân lí không phải do con người là ra hoặc thoả thuận với nhau để có thể định đoạt về nó thế nào cũng được. Quan niệm thông thường về chân lí cho rằng cái thật, cái dúng là cái dáng tin cậy, đáng kể, đáng giá.

2.Chân lí khoa học.

Khoa học theo nghĩ rộng chỉ mọi loại tri thức chính xác, đúng, và có phương pháp. Theo nghĩa hẹp khoa học chỉ một loại tri thức đặc biệt, đựoc tổ chức thành những bộ môn như: toán học, vật lí, sưt học, hoá học, sinh vật học,, xãhội học…..

Nguời ta thường chia khoa học thành 3 nhóm: 1,toán học; 2, khoa học thực nghiệm ( Li-hoá sinh) và 3,khoa học nhân văn ( tâm li. Xã hội, kinh tế, lịch sử).

Tính chất “khoa học” của các loại trên đây không hoàn toàn như nhau, do đối tượng khác nhau và bởi đó, do phương pháp khác nhau.

Henri Poicaré viết rằng mục đích của các công trình nghiên cứu khoa học là tìm kiếm chân lí. Nhưng chân lí ở đây là gì?

Khoa học nhằm giải thích vũ trụ ( hay nói đúng hơn là các lĩnh vực khác nhau của vũ trụ) để có thể làm chủ thiên nhiên.

Một cách cụ thể hơn khoa học đi tìm định luật giải thích các hiện tượng. Nhưng nó không bằng lòng vơ việc lí giải từng sự kiện hay hiện tượng riêng lẽ. Các nhà khoa học còn đưa ra  những lí thuyết ( theories) để tổng hợp được càng nhiều hiện tượng càng tốt. Chẳng hạn, nhà sinh vật học giải thích các hiện tượngcủa sự sống, nhưng rồi một lúc nào đó ông muốn đề ra một cái “nhìn chung” về hiện tượng sự sống trong vũ trụ, tức là một cách giải thích bao quát. Ví dụ: thuyết cơ giới ( Mecanisme) giải thích sự sống bằng những yếu tố lí hoá của vật chất vô cơ; thuyết Duy sinh ( vitalisme) trái lại vận dụng tới một nguyên lí nội tại riêng của vật chất hữu cơ.

Một nguyên càng giải thích được nhiều hiện tượng một cách thống và càng bằng ít nguyên tắc , thì càng được coi là đúng. Chân lí khoa học là thế. Nói rằng nó không tìm hiểu thực tại khách quan thì không đúng, song cũng không thể nói rằng chủ ý của nó là tìm hiểu thực tại đó đích thực là gì?

Một chân lí khoa học đứng bao lâu không có hiện tượng hay sự kiẹn nào đi ngược lại với nó hoặc nó không giai thích được nữa.

Trong lĩnh vực quang học người ta đã đưa ra hai lý thuyết nối tiếp nhau. Thuyết thứ nhất coi ánh sáng là những hạt, rồi về sau có những hiện tượng quang học không giải thích được bởi thuyết đó nữa, các nhà khoa học lại đưa ra lý thuyết coi ánh sáng là những làn… ngay cả hai thuyết đều đúng nhưng chỉ tương đối.

Dù được coi là mẫu mực của sự chắc chắn (certitude) kiến thức khoa họccũng vẫn không hoàn hảo ngay cả về mặt này. Các định luật của khoa học thực nghiêm dựa trên những thí nghiệm có hạng để rồi theo phương pháp qui nạp mà tổnge quát hoá ra. Điều đóchỉ có thể được nhờ dựa trên thuywrts tất định ( Determinisme) một định luật khoa học thực nghiệm, nói cho cùng bao giờ cũng là một quả quyết “có điều kiện”. Trong tình trạng thiên nhiên như kinh ngiệm cho biết, nếu có đủ điều kiện này thì xảy ra hiện tượng kia. Điện làm cho nóng hay làm cho lạnh, điều đó tuỳ thuộc ở một số điều kiện.

Có những định lí, những định luật đúng cho hệ thống khoa học hay không đúng cho hệ thống khoa học khác. Thoe hình học Eđido, từ một điểm ngoài đường thâửng ta có thể kéo một đường thẳng duy nhất song song với đường thẳng kia. Thế nhưng trong khoa hình học ngoại Euclide ( Remann,Lobatchewsky) điều đó không dúng nữa ( xem Alan F. Chalmems: qu’est-ce-que la science? Edition la Decouverte, Paris 1987, Tri thức luận. 190-206).

Bởi thế hiện nay nhiều người coi ngiên cứu khoa học là một tiến trình đến gần chân lí ( approximation vert la verité) chứ không phải là đã nắm được chân lí.

Nhà học thuyết Duclaux viết: “chính vì nó không chắc chắn về cái gì cả mà khoa học có tiến bộ”. Còn nhà vật lí học Barzin: “ không có một phán đoán khoa học nào mà chúng ta chắc chắn rằng có ngày nó sẽ không còn phải xét lại”. Nhận thức của  con người về thế giới không bao giời chấm dứt.

3.Chân lí theo thuyết Hiện sinh.

Theu thuyết Hiện sinh, chân lí là đặc tính của cái gì mà ta ý thức cho là có thực đối với nó. Là cái ý nghĩa mà ý thức, nhờ một quyết định tự do, đem lại cho sự vật ( hữu thể tự thân, êtr- en soi theo Jean- Paul Satre)

Vì thế, chân lí chủ quan, thiên hình vạn trạng và thay đổi theo dòng lịch sử.

Kierkegaard nói: chân là hành vi của tự do.

Satre cũng nói: chính tự do là nền tảng của chân lí.

Quan niệm tuy không thể chấp nhận được nhưng chúng ta nên lưu ý tới cái “ ý tưởng” của nó, nhất là lơìo nơi Kierkegaard, ông tổ gần nhất của thuyết Hiện sinh.

Kiekargaard đã mạnh mẽ chống lại cái “ hệ thống” đè bbẹp con người, không những trong triết học Hegel mà cả lĩnh vực tôn giáo nữa, ở đó người ta thường sựa vào nhữ ‘ chân lí khác quan” để sống an nhàn, vô tư và hơn nữa để nguỵ biện, dối mình, lừa dối người. Kiekagaar nói, có đức tin ( đức tin khách quan, những điều phải tin0 cũng vô ích nếu không ‘ chủ quan hoá” đức tin, nghĩa là nếu không làm cho nó trở thành của mình, một phần chính mình (appropriation)

Tin là chọn. Chọn lựa trong sự liều lĩnh bởi vì ở đây lý trí không giúp gì cho ta, ta không đủ lý để chọn. Chon là làm một bước nhảy vọt ( un saut), phải say sưa dấn thân hết mình, vượt trên mọi đắnđo, suy tính của lí tríkhô khan, trừu tượng ( như khi chọn một người yêu) biết Thien Chua mà ích gì nếu việc đó không thay đổi gì nơi đời sống của tôi? Tìm đủ mọi cách để chứng minh linh hồn bất tử bao lâu tôi chưa coi đ là việc hệ trọng đến chính mình tôi!

Kierkegaard viết cách mĩa mai:

“chủ thuyết Giáo hoàng 9 Papisme) xưa kia đã chẳng có khách quan tính  (objectivité) và những định nghĩa khách quan ( définistions objectives), dầy dẫy những sự khách quan, khách quan và khách quan để lại cho kẻ khác và khách quan để lại cho kẻ khác là gì! Chủ thuyết đó còn thiếu chi nữa? Thưa còn thiéu sự chiếm hữu cho mình (nghĩa là biến thành của riêng mình, appropriation)”.

Ong định nghĩa chân lí như sau:

“khi ta dùng sự sống nội tâm hăng say nhất để chiếm đoạt lấy một điều gì khách quan không chắc chắn, thì đó là chân lí, chân lí cao cả nhất có thể có đối với một chủ thể hiện sinh”. ( “L’incertitude objectives appropriê fermemant par l’intériorité la plus passionnée, voila la verité, là plus hause verité qu’il y ait pour un sujet”. Post –soriptum, Tri thức luận.134).

theo Kierkegaard thì: đam mê, nghịch lí ( para doxe), hiện sinh Kitô giáo là những từ cùng đi với nhau. Ong lặp đi lặp lại rằng đạo Kitô là một sứ điệp hiện sinh.

Chúng ta không thể chấp nhận quan niệm trên đây nếu hiểu nó một chách tuyệt đối. Nhưng phải công nhận rằng trong phạm vi đời sống ( như tôn giáo và luân lý) nếu hờ hững với sự thật thì cho dù biết rõ sự thật vẫn chưa đủ, có khi còn vô ích nữa.

4.chân lý tôn giáo ( Kitô giáo)

trong các tôn giáo vấn đè chân lý không liên  quan trực tiếp câu hỏi lý thuyết: chúng tacó thể biết được gì chắc chắn? Nhưng tới câu hỏi thực tiễn: điều gì quan trọng nhất, đáng giá nhất cần thiết nhất cho khát vọng hạnh phúc con người? Đốivới một người đang khát, vấn đề quan trọng không pải là biết được công thức hoá học về nước, nhưng là có gì uống để giải khát. Với một người đang sốt rét thì biết được vi trùng sốt rét do loại muỗi nào truyền sang sẽ không làm cho họ hết bẹnh, hoặc đơn đau. Có thể nói vấn đề chân lí trong tôn giáo không pahải là vấn đè biết. Nhưng lf vấn đề sống, vấn đề mà những người đang yêu hoặc đang đau khổ, đang thất vọng hay sắp chết chẳng hạn quan taam hàng đầu. Vậy so sánh chân lý khoa học với chân lí tôn giáo là sai, ngay về phương diện phương pháp luận, vì đó là 2 cáh tiếp nhận thực tại rất khác nhau.

Trong Kitô giáo chân lí là điều mà Thiên Chúa mạc khải cho con người biết liên quan tới Ngài, tới thế giới và tới chính con người để con người được ccứu độ. Nền tảng đầu tiên và cuối cùng của chân lí là chính Thiên Chúa .

Trong Cựu Ước chân lí ( êmet) là đặc tính của cái vững bền, chắc chắn, có thể cậy dựa vào. Đây là kinh nghiệm của dân Do thái trong lịch sử, khi Thiên Chúa kí kết “giao ước” với họ và hành động trong lịch sử của dân tộc họ. Do đó chân lí đồng nghĩa lòng tín trung ( trước sau vẫn thế) ( xem Đệ nhị luật 7,9; Tv 132,11;Is 49,7) chân lí thường đi đôi với ân tính ( hesed,grâce, amour).

Trong Tân Ước, Đức Kitôlà chân lí, vì Ngài là Đấng mạc khải Thiên Chúa Cha ( Ga 14,6). Chúa Thánh Thần được gọi là thần chân lí vì Ngài làm chứng cho Đức Kito và dẫn đưa các môn  đệ đến chỗ hiểu biết trọn vẹn giáo ý của Đức Kitô.

“ làm chân lí” ( thực hành chân lí, faire la vérité) là đón nhận chân lí của Đức Kitô ( Ga 3,31) hoặc là trở lại với Ngài ( 1 Ga 1,6). “đi trong chân lí” ( 2 Ga 4; 3Ga3) là di trong lề luật yêu thương vốn là lề luật căn bản của giáo lí Kitô goái ( 2Ga 6)

II.QUAN NIỆM CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN VỀ CHÂN LÍ.

1.Một ít định nghĩa và phân biệt.

a.Chân lí là hình thức và chân lí nội dung.

Trong phạm vi tư tưởng, cũng như trong phạm vi thực tại, người ta phân biệt hình thức và nội dung thực chất (chất liệu)    .

Ly luận sau đây đúng về hình thức, sai về nội dung:

Người Việt Nam không phải là thi sĩ

Nguyễn Du là người Việt Nam,

Vậy Nguyễn Du không phải là thi sĩ.

Lí luận này đúng vì tuân đúng theo qui luật của tư tưởng nhưng sai về nội dung vì tiền đề không đúng với thực tại.

Lí luận sau đây lại đúng về nội dung nhưng sai về hình thức:

Có những người Việt Nam là thi sĩ,

Nguyễng Du là người Việt Nam.

Vậy Nguyễn Du tlà thi sĩ.

Quả thật Nguyễn Du là thi sỹ ( điều đó phù hợp với thực tại), nhưng lí luận trên vẫn sai về hình thức, bởi vì, theo lí luận, thì không nhât thiết Nguyễn Du phải nằm trong số những người Việt nam có tài làm thơ và thực sự đã làm thơ.

Chân lý hình thức ( vérité formelle) nằm trong sự phù hợp của tư tưởng với chính mình.

Môn luận lí hình thức ( logique formelle) là môn học xác định những qui tắc phải theo để tư tưởng cho đúng ( chân lí hình thức) mà không nói gì đến nội dung của tư tưởng ( nghĩa là tgư tưởng có khớp với thực tại hay không).

Chân lí nội dung ( vérité matérielle ou réelle) hệ tại trong sự phù hợp của tư tưởng với thực tại ( hay sự vật). “Hôm qua” ở Thủ Đức trời mưa to”; lời quả quyết là đúng ( thât) nếu quả thật đã xãy ra như thế….

2.chân lí luận lí và chân lí hữu thể.

Chân lí luận lí( vérité logique) hay chân lí của một mệnh đề, một phán đoán là sự phù hợp của  trí khôn với thực tại ( sự vật).

Chân lí hữu thể ( vérité ontologique) hay chân lí của chính sự vật là sự phù hợp của sự vật với tư tưởng nghĩa là vớ các mẫu mực lí tưởng của sự vật mà chúng ta có. Theo nghĩa đó chúng nói: vàng thật; người bạn thật.

“ đây là rượu champagne”: phán đoán này là đúng ( thật) nếu điều tôi tôi nói đó phù hợp vơí thực tại ( tức là rượu champagne chứ không phải là rượu Bordeaux hay rượu Cognac hay rượu đế). Đây là chân lí luận lí.

“ đây là rượu champagne thật” ( đây quả thật là rượu champagne): ở đây tôi nhấn mạnh vào sự “ sự thật của Champagne”, rượu cham pagne chính hiệu.

3.chân lí theo đúng nghĩa.

a.Định nghĩa: chân lí là lí tưởng của mọi hoạt động trí tuệ, trong khoa học cũng như trong triết học, cũng giống như cái đẹp là lí tưởng đối với nhà nghệ sỹ hoặc cái thiện là đối tượng của người đạo đức.

Triết học cổ điển định nghĩa, chân lí là sự tương hợp giữa tríkhôn ( hay tư tưởng) và thực tại ( adaequatio rei et intelectus)

b.Bản chất của sự tương hợp.

-chân lí không phải là một sự vật, một hữu thể, nhưng là một tương quan giữa trí khôn và thực tại. Tương quan này trước hết nằm trong trí khôn trong mức độ trí khôn phù hợp với thực tại. Chân lí này ( như đã nói ở trên) gọi là chân lí luận lí.

-sự tương hợp này không thuộc trật tự vật lí, nghĩa là trí khôn không biến thành thực tại mà nó nhận thức.

-sự tương ứng không phải là sự giống nhau như giữa bản chính và bản sao.

-Sự tương hợp có nghĩa là sự vật được nhận thức là đúng như trí khôn đã khẳng định về nó, sự vật ấy có những đặc điểm mà trí khôn gán cho nó. Ví dụ: trong mệnh đề “ cái bảng này đen” trí khôn qui hướng thuộc từ “đen” về cho chủ từ “ cái bảng” như nó tri nhận được bằng giác quan. Tính chất đen được thể hiện thực sự trong chủ từcái bảng, dù nó không diễn tả hết tấtt cả yếu tính của cái bảng, ta vẫn có một chân lí luận lí, nhận thức của ta về cái bảng là đúng tuy không đầy đủ.

4.Vị trí chân lí.

Dĩ nhiên chân lí luận lí, tức là chân lí của tư tưởng nằm trong trí khôn. Nhưng ta muốn biết chính xác hơn: nó nằm trong tao tác nào của trí khôn?

Tư duy hình thành trong một quá trình gồm những nấc thang khác nhau: trước hết là cảm giác, tri giác rồi, hình ảnh, ý tưởng và phán đoán.

Cảm giác, tri giác và hình ảnh làm cho ta : Nắm bắt” sự vật trong sự tồn tại cụ thể và cá thể của nó. Từ đó chúng ta rút ra một tính chất tổng quát nào đó mà chúng ta nhìn ngắm trong một ý tưởng, một khái niệm. Suy nghĩ trên thao tác này, chúng ta thấy rằng chúng ta đã tách tính chất đó ra từ sự vật, được biểu thị bở hình ảnh trong trí khôn ta, và bởi thế chúng ta có quyền qui hoàn nó lại về cho sự vật trong một thao tác mới của trí khôn, gọi là phán đoán.

Trong tất cả các thao tác nói trên, chỉ có thể nói trí khôn đúng hay sai khi nó phán đoán mà thôi. Khái niệm “ vàng ròng”, không diễn tả chân lí hay sai lầm nào. Nhưng phán đoán: chiếc nhẫn này là vàng ròng, có thểt đúng hoặc sai. Thánh Thômas viết: “ chính là lúc trí khôn liên kết hay phân chia-componendo aut dividendo- ( khẳng định hoặc phủ định) tức là phán đoán mà có chân lí hay sai lầm theo đúng nghĩa, chứ không phải lúc nó chỉ trí giác mà thôi” ( S,Th. Ia 9.16,a,2). Tại sao nói “ theo đúng nghĩa”? là vì tuy trong cảm giác hay trong tri giác đã có chân lí rồi, nhưng chân lí đó chưa được nhận thức. Chân lí hoàn hoả đòi trí khôn không những phải phù hợp với đối tượng của nó mà còn phải biết mình phù hợp với đối tượng. Mà sự hiểu biết đó chỉ xãy ra trong phán đoán, vốn làmột suy tư phản tỉnh mà các giác quan, do bởi tính vật chất của chúng, không thể làm được.

5.Đặc tính của chân lí.

a.Duy nhất: một phán đoán là đúng hay sai, nghĩa là phù hợp hay không hay không phù hợp với sự vật, không có khả thể thứ 3 nằm giữa. Hai mệnh đề mâu thuẫn không thể đòng thời cùng đúng hoặc cùng sai.

b.Bất di bất dịch: chân lí của một mệnh đề thì không thay đổi, ít ra chủ từ được xác định đầy đủ trong mọi hoàn cảnh của nó. Ví dụ: trong lúc anh A đang nói chuyện, thì phán đoán: “Anh A nói chuyện” là đúng. Và sau này mãi vẫn đúng là vào ngỳa nọ, giời nọ anh A đã nói chuyện.

Vấn đề chân lí tiến hoá: theo Hegel chân lí cũng tiến hoá. Quan niệm lẫn lộn giữa hai nghĩa của chân lí: xét về nội dung thì thực tại và trí khôn tức là chủ thể và đối tượng của nhận thức có tiến hoá. Do đó, ta tiến tới trong nhận thức chân lí, tức là trong nhận thức thực tại. Nhưng xét về hình thức thì một phán đoán không thể tiến hoá trong chân lí của nó, vì chân lí không có trì độ.

c.Bất khả phân chia. Xét về hình thức thì chân lí không thể phân chia được, không bao hàm những cấp độ. Một mệnh đề là phù hợp hay không phù hợp với thực tại, không hơn, không kém. Nhưng xét theo nội dung, thì một mệnh đề có thể đúng hơn một mệnh đề khác, chẳng hạn khi mệnh đề đó làm cho ta biết chủ từ dưới một khía cạnh thiết yếu hơn hoặc quan trọng hơn hoặc chính xác hơn.

6.Tiêu chuẩn của chân lí.

Người ta thường đưa ra nhiều tiêu chuẩn để nhận ra chân lí.

a.Sự đồng tình của số đông.

Thuyết Duy xã hội ( Sociologisme do Durkheim khởi xướng) cho rằng chân lí nằm trong sự đồng ý giữa con người với nhau, nhưn lấy xã hội thay cho lí trí. Chân lí là một sự tin tưởng tập thể ( croyance collective).

 Cứ lí mà nói, đã là chân lí thì phải được mọi người chấp nhận nhưng thực tế có khi rất nhiều người tin tưởng một điều sai lầm.

Thuyết Duy truyền thống ( Traditionnalisme) chủ trương: điều gì mà số đông nhân loại xưa nay đều nhìn nhận thì đó là chân lí

Đây cũng có thể là một dấu chỉ của chân lí nhưng không thể làtiêu chuẩn cho chân lí được. Dấu hiệu này sẽ có giá trị cao khi nó là kết quả của nhiều dữ kiện khác biệt nhưng đồng qui ( chứng từ kinh nghiệm vvv…) nhưn trường hợp niềm tin vào Thiên Chúa hay vào linh hồn bất tử chẳng hạn.

b.Giá trị thực tế: theo thuyết Duy thực dụng ( Pragmatisme của W. James) chân lí tuỳ thuộc  ở giá trị thực tiễn của nó. Là chân lí cái gì hỗ trợ cho hành động, giúp cho sự phát triển tri thức hay luận lí của cá nhân hay xã hội. Chẳng hạn: trong kinh nghiệm vật lí, cái đúng là cái cho năng suất cao; trong kinh nghiệm tâm lí hay trí thức đó là cái có khả năng đem lại một “ảm nhận về lí tính” ( sentiment de rationnalité) được biểu lộ ra trong một trạng thái an bình, thư thái,trong kinh ngiệm tôn giáo, cái đúng là cái có khả năng an ủi, tăng sưc cho ta và đưa ta vượt lên khỏi chính mình.

Chúng ta đồng ý làđôi khi có thể kiểm chứng chân lí một học thuyết căn cứ vào sự phong phú thực tiễn của nó. Nhưng thành công cũng chỉ có thể là một dấu hiệu của chân lí chứ không làm ra chân lí của học thuyết. Đàng khác muốn biết thế nào là kết quả tốt đối với con người và xã hội là gì? Dựa vào đâu để biết điều đó?

Vậy hành động là cần thiết nhưng chân lí vẫn đứng hàng đầu, hành động chỉ có hiệu năng đích thực nếu gắn liền với sự thật.

c.Tính hiển nhiên.

-Định nghĩa: tính hiển nhiên là ánh sáng của chân lí đập thẳng vào trí khôn khiến cho trí khôn phải ưng thuận ngay. Thánh Thômas gọi tính hiển nhiên là “ sự hiển hiện của chân lí”. Một cách cụ thể hơn, tính hiển nhiên là sự saáng tỏ của một đối tượng khi nó xuất hiện ra vàbó buộc trí khôn phải nhìn nhận, không thể hồ nghi.

-Hiển nhiên nội tại:phát sinh do tự bản tính thâm sâu của chân lí. Nó có tính chất cưỡng bách, nghĩa là theo xu thế tự nhiên của mình trí khôn ta không thể không nhìn nhận nó, trừ khi ta có ý ngừng phán đoán lại.

Tính hiển nhiên nội tạicó thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.

Hiển nhiên nội tại trực tiếp, khi sự phù hợp giữa chủ từ và thuộc từ ( tức là giữa hai ý niệm mà trí khôn đã liên kết lại trong phán đoán) tự biểu lộ ralập tức, từ kinh ngiệm cụ thể hoặc từ so sánh thuộc từ với chủ từ mà không cần trung gian của lí luận. Ví dụ: đỏ không phải là vàng nhưng cả hai đều là màu sắc.

Thành phần thì nhỏ hơn toàn thể,

 Đã có hậu quả phải có nguyên nhân.

Hiển nhiên nội tại gián tiếp, nếu chân lícủa một mệnh đề chỉ xuất hiện ra sau cuộc chứng minh. Gọi là hiển nhiên vì chứng minh thật ra chỉ làmột trực giác được khai triể ra mà thôi. Các kết luận đúng của một lí luận ( ví dụ một tam đoạn luận) đều mang tính hiển nhiên gián tiếp.

-Hiển nhiên ngoại tại: đối tượng nhận thức nó không phải là hiển nhiên nhưng trở thàh hiển nhiên nhờ uy tín của những nhân chứng đáng tín. Chẳng hạn khi ta đứng trước một sự việc tự nó không hiển nhiên nhưng nó được nhiều nhân chứng độc lập cùng quả quyết, khiến trở thành đáng tin. Các phán đoán lịch sử dựa trên loại hiển nhiên ngoịa tại này.

Một thí dụ khác.mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chỉ có một tính hiển nhiên ngoại tại đối với ta, nghĩa là ta không chấp nhận nó vì tự nó là hiển nhiên nhưng vì uy quyền ( thế giá) của Đức Kitô mạc khải.

Loại hiển nhiên này thường được gọi là tính khả tín ( crédibilité). Vậy đay không phải là một sự hiển nhiên đúng nghĩa. Nó không có tính chất bó buộc. Trí khôn chấp nhận nó một cách tự do, bởi một hành vi của ý chí. Tuy thế , ý chí không đi ngược với trí khôn mà cùng tiến về một chiều như trí khôn đến nỗi từ khước chứng tá ( của nhân chứng đáng tin) cũng làmột điều không hợp lí ( déraisonnable).

-Giá trị: tính hiển nhiên là tính tiêu chuẩn tối hậu của chân lí.

Tât nhiên vẫn có những sự hiển nhiên sai lầm, giả hiệu. Khi nào ta biết chắc chắn là có sự hiển nhiên thật? Thưa là khi ta thấy rõ ràng: nếu ta nghi ngờ điều đó, nếu ta không chấp nhận điều đó thì ta là người có ác ý, là người nguỵ tín ( maucaise foi) và tự lừa dối mình.

Tính hiển nhiên làtiêu chuẩn tối hậu của chân lí. Bởi vì trí khôn phải dừng lại đó để nhìn nhận chân lí mà không thấy phải đòi hỏi lí do giải thích noà khác nữa. Tất nhiên điều này chỉ đúng cho loại hiển nhiên nội tại còn đối với loại hiển nhiên ngoại tại ( một cách gọi không chính xác) thì cần phải suy nghĩ và quyết định một cách có trách nhiệm.

d.Các trạng thái của trí khôn đứng trước chân lí.

Đứng trước chân lí ( luận lí) trí khôn ta có thể ở trong nhiều trạng thái khác nhau. Thử lấy mệnh đề: “người Việt Nam thông minh”.

Nếu được hỏi ý kiến, người ta sẽ có thể trả lời nhiều chách:

-tôi không biết

-chưa chắc.

-tôi nghĩ thế.

-chắc chắn như thế rồi.

Trong mỗi câu trả lời, trí khôn ở một trạng thái riêng:

+Vô minh ( ignorance): ta không có một ý niệm nào về đối tượng phải biết 9 sự thông minh của người Việt nam) vì thế ta tránh khẳng định.

+Hồ nghi ( doute): trs khôn không hoàn toàn không biết chân lí nhưng không nhận ra cachs rõ ràng, nên do dự giữa khẳng định và phủ định.

-Ý kiến ( opinion): đó là trạng thái của trí khôn khẳng định điều gì nhưng vẫn sợ sai lầm. Giá trị của ý kiến tuỳ thuộc ở chổ các lí do khẳng định có khả năng đụng tới mức nào.

-Xác thực ( chắc chắn) (certitude). Là trạng thái trí khôn tán đòng một cách kiên quyết một chân lí mà nó biết dựa trên một lí do loại trừ mọi lo sợ sai lầm.

Đây nói tới sự chắc chắn có cơ sở khách quan vững vàng, chứ không phải là trạng thái của trí khôn, tuy hoàn toàn chắc chắn về điều gì, nhưng đó chỉ là một sự xác tín chủ quan, không đủ lý do khách quan ( nơi chính sự vật).

Có sự xác quyết ( chắc chắn) đích thực khi trí khôn quả quyết một sự thật hiển nhiên chẳng hạn: 2+2=4; người Việt Nam là người da vàng.

Trở lại phán đoán ‘ người Việt Nam thông minh”: vì đay không phải là một phán đoán hiển nhiên nên cho dù ai đó có thể hoàn toàn chắc chắnvề điều đó, thì cũng chỉ là một ý kiến, có thể khá đúng, nhưng không tuyệt đối, vì thế sự xác quyết của hị cũng là chủ quan.

Chúng ta hãy khai triển thêm khái niệm xác thực ( chắc chắn) liên quan tới vấn đề chân lí.

e.Sự xác thực (chắc chắn)

-các yếu tố cấu tạo: một sự xác thực đúng nghĩ phải gồm ba yếu tố:

+một chân lí được trí khôn nhìn thấy.

+một sự ưng thuận kiên quyết của trí khôn, không sợ sai lầm.

+và một lí do (motif) hợp lý.

-Phân loại.

Xét về trạng thái của trí khôn thì chỉ có một sự xác thực ( chắc chắn) duy nhất. Nhưng xét về lí do làm cho trí khôn vững tin, sự chắc hắn có thể chia ra nhiều loại.

-xét theo giá trị nội tại của lí do, sự chắc chắn có thể là siêu hình, vật lí hoặc tâm lí.

                        +xác thực ( chắc chắn) siêu hình ( certitude metaphisique) khi sự chắc chắn dựa trên chính bản chất sự vật ( đối tượng), vídụ: một vật không thể cùng lúc vừa có lại vừa không; một hữu thể bất tất là hữu thể có nguyên nhân ngoại tại ( không thể tự tạo tự hữu).

                        +Xác thực vật lí ( certitude physique) khi sự chắc chắn dựa trên tính bền vững cảu của các định luật tự nhiên hoặc trên kinh nghiệm, ví dụ: lửa đốt cháy, một vật nặng ném lên cao rồi sẽ rơi xuống, khuác gỗ nhẹ nỗi trên nước.

                        +xác thực tinh thần hoặc chân lí ( certitude morale) khi sự chắc chắn căn cứ trên tính ổn định của tập quán, phong tục hoặc trên sinh hoạt  thông thương của con người có lí trí và tự do, ví dụ: mẹ yêu con; con ngươì chuộng sự thật và ghét sự giả trá, trẻ em thành phố ranh ma hơn trẻ em thôn quê. Chú ý: ta dùng tiếng “ tinh thần”  (morale) để đối lại “vật lí” ( physique). Chữ morale ở đay không có nghĩ đạo đức luân lí.

Trong 3 loại xác thực trên, chỉ có sự xác thực siêu hình tuyệt đối.

-xét theo mức độ tác động của lí trí đối với trí đối với trí khôn, người ta phân biệt:

                        + sự xác thực tất yếu, bức bách, ví dụ: sự hiẻn nhiên của các nguyên lí đệ nhất bó buộc trí khôn phải chấp nhận.

                        +sự xác thực tự do, nghĩa là cần có sự can thiệp của ý chí khi các lí do tuy đầy đủ xét về mặt lí luận nhưng không quyết định. Có những chân lí đòi hỏi phải có những điều kiện tâm lí và đạo đức nhất định mớ trở thành chắc chắn cho con người. Ví dụ sự hiện hữu của Thiên Chúa.

-Xét theo mức độ chúng ta biết các lí do, thì có :

                        +sự xác thực thông thường, mặc nhiên hay tưh phát: ví dụ một người không ăn học vẫn không nghi ngờ về sự hiện hữu của mình tuy không giải thách được cách chắc chắn.

                        +Sự xác thực khoa học, có phản tỉnh minh nhiên. Khoa học và triết học nhằm đạt tới loại chắc chắn này.

g.Những cấp độ của sự xác thực ( chắc chắn).

Sự chăc chắn loại trừ hoài nghi. Về mặt này thì không có cấp độ trong sự chắc chắn. Nhưng xét theo tháiđộ tán đồng vững chắc của trí khôn đối với chân lí thì  có khác. Sự đồng tình có thể thay đổi tuỳ theo nhiều yếu tố như: giá trị nội tại cũng như số lượng của các lí do; tính khả tri của đối tượng là khó hay dễ, sức mạnh của trí khôn nơi mỗi người…

Hiển nhiên là chúng ta có một sự chăc chắn hoàn hảo về chân lí của công thức 2 + 2 = 4 hơn là về chân lí của phán đoán: chiến tháng Điện Biên Phủ ngày 7/5 1954 đã bắt Pháp kí hiệp đinh Giơneve, hoặc: lửa thử vàng, gian nan thử đức.

Bởi thế, không được đòi hỏi một sự chắc chắn như trong mọi sự, mọi lĩnh vực. Sự chắc chắn toán học thu hút người  ta vì đối tượng của nó hoàn toàn cân xứng vớ khả năng trừu tượng hoá của trí khôn ( người ta gọi toán học là khoa học lí tưởng), nhưng đó không phải là sự chắc chắn duy nhất chính đáng. Vả lại, sự chắc chắn ấy nhiều khi không ăn gằn gì vơío cuộc sống cụ thể. Vậy không dược đòi hỏi phải có sự chắc chắn toán học trong phạm vi khác, nhưn ngành khoa học xã hội hay pham vi đời sống tương giao giữa con người vơi nhau.

Đời sống xã hội sẽ không thể có được nếu chúng ta không lấy sự xác thực ( chắc chắn) tinh thần làm đủ. Chúng ta cũng phải đành bó tay không làm gì nếu cứ đòi cho được một sự chắc chắn 100 % mới dám dấn thân.

III.THUYẾT HOÀI NGHI (Scepticisme)

Chúng ta đã trình bày bản chất của chân lí và khả năng của trí khôn có thể biết được chân lí cách chắc chắn. Nhưng có những người chủ trương ngược lại với lập trường trên. Đó là những người theo thuyết hoài nghi.

1.Bản chất của phân loại.

Chủ nghĩa hoài nghi có nhiều cấp độ: cao nhất là chủ trương cho rằng con người hoàn toàn không thể biết được chân lí, thấp nhất là ý kiến nói rằng không thể biết gì một cách chắc chắn, chủ nghĩa hoài nghi là một hệ thống tư tưởng, làm định luật cho hoạt động bình thường của lí trí. Nó khác với lập trường dùng hoài nghi như một phương pháp tìm kiếm chân lí.

Thuyết Hoài nghi tuyệt đối của Pyrphon ( 360-370) phủ nhận mọi khả năng tri thức chắc chắn. Thuyết Hoài nghi tương đối của Carnéade ( 214-219). Anésideme ( khoảng 80-130) và Ciceron ( 106-43)thì nhìn nhận khả năng tri thức của con người nhưng cho rằng con người chỉ đạt tới trình độ một “ý kiến” mà thôi, nghĩa là một nhận thức có thể đúng và trong thực tế cũng đã đủ cho đời sống, nhưng không hoàn toàn chắc chắn. Carnéade viết: “không có gì chắc chắn; chỉ có những điều ‘có thể đúng’ thôi”.

2.Lập luận của chủ nghĩa Hoài nghi.

Một ít lập luận mà chủ nghĩa hoài nghi đưa ra:

a.Sai lầm của giác quan, mộng mị.

b.Sai lầm của trí khôn biểu lộ ra trong các ý kién mâu thuẫn nhau giữa loài người: người này coi là đúng điều kẻ khác cho là sai.

c.Tính tương đối của nhận thức: nó tuỳ thuộc nhiều yếu tố như quan điểm, tuổi tác, trìnhđộ văn hoá, khả nẳng trí tuệ, sức khẻo, nơi chốn.

3.Nhận xét phê bình.

a.Chủ nghĩa Hoài nghi tuyệt đối là vô lí, tự mâu thuẫn với mình.

b.Chủ nghĩ Hoài nghi tuyệt đối là không thể có trong thực tế: nhà Hoài nghi đáng lẽ không được dùng lời nói hay cử chỉ diễn tả điều gì cả bởi vì mỗi lời nói hay cử chỉ điều bao hàm một khẳng định, chẳng hạn một phánđoán về cái xấu, cáitốt, cái có ích, cái có hại, cái có, cái không. Không thể sống dửng dưng tuyệt đôis được.

c.Chủ nghĩa Hoài nghi tương đối cũng không đứng vững, vì một khi khẳng định rằng có những điều có khả năng đúng hơn những điều khác, tức là nhìn nhận  có một tiêu chuẩn cho chân lí, để căn cứ vàođó mà đánh giá các mức độ đúng nhiều đúng ít. Mà nếu có một tiêu chuẩn cho chân lí thì có thể đạt tới chân lí.

d.Đồng ý là có những ý kién khác biệt hoặc mâu thuẫn nhau, nhưng lắm khi những khác bệit hoặc mâu thuẫn đó  chỉ nằm ở trong cách giải thích các sự kiện mà thôi. Thường thường người ta vẫn nhất trí về các sự kiện. Ví dụ dù là dù là Duy tâm hay Duy vật: người ta vẫn đồng ý rằng khi thể xác yếi nhược, sinh hoạt tinh thần thường bị giảm sút. Giữa các trường phái triết học thường có mâu thuẫn nhưng tất cả vẫn đoòng ý với nhau về một số nguyên tắc căn bản, ví dụ ta đã làm triết lí tất nhiên người ta tin rằng trí khôn có thể đạt tới chân lí, ít nhất là đến một mức nào đó. Hoặc người ta cũng phải đồng ý với nhau là loài người có thể liên lạc được với nhau bằng ngôn ngữ.

d.Không ai chối cãi là con người dẽ sai lầm nhưng sai lầm thường xãy ra khi phê phán, chứ không phải lúc ghi nhận các sự kiện.

Có nhiều nguyên nhân gây ra sai lầm như tình hấp tấp, sự vô ý, thành kiến, tình cảm và đam mê lấn át lí trí. Nói cách khác, các sai lầm của trí khôn không nằm trong bản chất của nó, không thiết yếu đối với trí tuệ con người mà cỉ là tuỳ phụ.

e.Lập trường Hoài nghi chỉ có giá trị chống lại một loạt chủ nghĩa giáo điều nào đó, cho rằng trong nhận thức, chúng ta đạt tới thực tại một cách trọn vẹn, không còn khoảng cách nào.

Còn chúng ta không chủ trương như thế.

Chúng tabiết thực tại bằng những khái nệm tổng quát, nhận thức của ta không thể trùng hợp hoàn hảo với thực tại được. Nhưng điều chúng ta biết được đó thì chắc chắn, xác thực. Chẳng hạn khoa học cho ta những định luật liên quan đó giữa các hiện tượng khoa học biết được cách chính xác. Chính nhờ đó mà khoa học dẫn tới những thành công kì diệu.

Hơn nữa có những loại nhận thức không những cho ta biết hiện tượng mà còn biết chính hữu thể sâu xa nữa, chẳng hạn trong nhận thức thâm sâu về bản ngã của ta.

Nhận thức của ta là đối tượng theo nghĩa không bao giờ  ta có một nhận thưcs tron vẹn. Nói rằng tq biết một sự vật theo một quan niệm, không có nghĩa là về quan điẻm đó ta không có một nhận thức đích thực.

 

KẾT LUẬN

Một thái độ hoài nghi nào đó là cần thiết.

Chúng ta vừa khẳng định chân lí ( như thuyết giáo điều chủ trương) lại vừa tìm kiếm chấn lí ( Hoài nghi). Nhưng khẳng định đến sau tìm kiếm, một công cuộc tìm kiếm không bao giờ chấm dứt ( skeptikos có nghĩa là tra cứu). Theo nghĩa đó, một thứ Hoài nghi nào đó không thể tách rời khỏi mọi giáo điều, đối với con người có ý thức về các giới hạn của mình vf về sự chenh lệch giữa trí khôn và đối tượng nhận thức.

 

 

 

CHƯƠNG V

TRI THỨC LUẬN THEO CHỦ NGHĨA MÁC –LÊNIN

 

Trình bày tri thức luận theo thuyết Duy vật biện chứng sẽ là dịp để ta đào sâu hơn một khía cạnh đã trình bày trong mấy chương trước và tranh luận với một học thuyết khá quan trọng trong lịch sử triết học hiện đại.

Theo Engels, vấn đề triết học cơ bản là vấn đề quan hệ giữa tư duy và hiện thực ( hữu thể), giữatinh thần và vật chất. Vấn đề này bao gồm hai mặt: một là tinh thần và vật chất cái nào có trước cái nào có sau; cái nào sinh ra cái nào? Hai là giữa tưởng con người có khả năng nhận thức thế giới hay không? Các biểu tượng và khái niệm của chúng ta có phản ánh đúng thực tại không? Mặt thứ hai là đối tượng của luận lí hoạc và Tri thức luận  (Erkenntnis theorie). Luận lí học đè cập tới hình thức hay là những qui luật của tưởng, còn Tri thức luận xem xét quan hệ của tư tưởng với đói tượng của nó tức là vấn đề chân lý.

1.Một nhận thức là phản ảnh của hiện thực.

Nhận thức có trung thành với thực tại không?

Trả lời câu hỏi đó. Duy vật biện chứng quan niệm rằng nhận thức là phản ánh của hiện thực, vì là phản ánh, nên nó trung thànhvới hiện thực. Nhưng sự phản ánh này không được hiểu thưo nghĩa hoàn toàn thụ động và máy móc. Trái lại, đó là một quá trình sinh động trong đó hiện thực khách quan và chủ thể tác động lên nhau cách tích cực.

2.Con đường phát trển của nhận thức.

Theo Lênin, con đường ấy di qua 3 chặng: “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tư tư duy trừu tượng đến thực tiễn- đó làcon đường, biện chứng của nhận thức chân lí, của sự nhận thức thực tại khách quan”

a.Nhận thức cảm tính ( connaissance sensible). Nó bao gồm cảm giác ( sensation) là cơ sở của nhận thức. Đó là những phản ánh của sự vật thông quan giác quan, trong nhưng tính chất định của sự vật cụ thể như: màu sắc, hương vị, hình thù.

Khi cảm giác khách quan về sự vật tập trung lại trong trí óc, chúng bổ sung cho nhau và kết lại để tạo ra một tri giác ( perception) thông qua vật đó.

Do nhiều lần tri giác về một số sự vật nhất định, trong đầu óc con người dần dần hinhg thành những biể tượng ( representation). Cảm giác và tri giác còn gắn chặt vào những sự vật cụ thể, đặc thù đó là kết quả của sự tiếp xúc trực tiếp của con người với thế giới khách quan. Còn biể tượng là sự hình dung lại, là những ấn tượng chung về những sự vật mà người ta đã nhiều lần tiếp xúc. Ơ đây trí khôn đã tỏ ra chủ động hơn khi bỏ rơi những đặc điểm riêng biệt của sự vật để chỉ giữ lại một số nét điển hình của những sự vật giống nhau. Ví dụ: chanh chua, muối mặn, vôi trắng. Vậy biểu tượng đã có tính khái quát, những yếu tố cảm tính, tính chất cụ thể, đặc thù vẫn là những yếu tố chính.

Tại sao nhận thức cảm tính là phản ánh trung thành của thực tại? Vì vì nếu phủ nhận điều đó, tức là đi ngược lại với toàn bộ kinh nghiệm cảu loài người và với các kết quả của công cuộc nghiên cứu khoa học. Lênin còn đưa ra một lập luận khác. Các giác quan đã phát triển trong quá trình trao đổi giữa cơ thể một định hướng đúng trong môi trường. Cơ thể không thể định hướng và thích nghi với môi trường được nếu cảm không phải là một biểu thị đúngvề môi trường.

b.Nhận thức lí tính: nhận thức cảm tính mới phản ánh cái bề ngoài cảu sự vật. Tư duy trừu tượng trái lại đi sâu và trong bản chất sự vật, nhơ những khái niện trừu tượng. Đây là giai đoạn cao của nhận thức bao gồm một loạt những hoạt động khác nhau của trí khôn, như trừu tượng hoá và khái quát hoá, để tạo ra khái niệm- phán đoán- lý luận. Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, là hình ảnh thiết yếu của sự vật, phản ánh một cách sâu sắc và toàn diện. Khái niệm được diễn tả dưới hình thức ngôn ngữ, ví dụ: cái nhà, cái bàn, con trâu, bông hồng.

c.Giữa nhận thức và cảm tính và nhận thức lý tính có một bước nhảy vọt, một sự khác biệt thuộc chất lượng. Nhưng chúng lại tác đọng lẫn mhau bổ sung cho nhau.

Duy vật biện chứng loại bỏ chủ nghĩa duy nghiệm cũng chủ nghĩa duy lí. Duy vật biện chứng đi rất xa trong việc bác bỏ chủ nghĩa duy lí, đến độ cho rằng ngya cả những nguyên lí đệ nhất của tư tưởng ( nguyên lí đồng nhất, nguyên lí bất mâu thuẩn..vvv) đều do kinh nghiệm mà ra.

3.Thực tiễn (Praxes): cơ sở và mục đích của nhận thức, và tiêu chuẩn của luận lí.

Câu hỏi thứ hai của Tri thức luận là: dựa vào đâu để chắc chắn rằng sự vật được phản ánh đúng trong tư tưởng? Giác quan có thể sai lầm, cũng như trí khôn có thể sai lầm. Duy vật biện chứng tìm giải đáp cho câu hỏi trên trong thực tiễn. Thực tiễn không phải là một cơ quan kiẻm tra bên ngoài, nhưn là một yếu tố mới và thiết yếu của quá trính nhận thức.

-muốn biết nhận thức đúng hay sai thì phải dựa vào kết quả thực tế đạt được trong hành động. Marx viết: “Vấn đề tìm hiểu tư duy, con người có đạt tới chân lí khách quan hay không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lí luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chnhs trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lí, nghĩa là tính hiện thực, sức mạnh, tính bên này ( Diesseitigkeit) của tư duy. Bàn về cái tình hiện thực hay không hiện thực của tư duy tách tời thực tiễn, là một vấn đề thuần tuý kinh viện” ( Luận đề về Feuerbachs).

-thực tiễn là cơ sở của nhận thức vì nhận thức bắt nguồn trong thực tại khả giác và thực tại khả giác có trứoc tư duy.

-thực tiễn cũng là mục đích của nhận thức vì con người nhận thức là để hành động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Các ngành khoa học đã phát sinh, vf phát triển trên cơ sở thực tiễn, chẳng hạn kho hình học phát sinh từ nhu cầu đạc điền. Mặt khác, thực tại chưa đạt tới chân lí của nó, chính là nhờ có tư duy  vànhận thức mà nó được soi sáng và trở nên chân thật.

Tóm lại: quá trình nhận thức thực tiễn biến đổi thực tại, đó là hia mặt không thể tách rời nhau.

-thực tiễn là gì? Đó là sản xuất của các vật chất, là hoạt động xã hội chính trị, đấu tranh giai cấp, và những quan sát và thực nhiệm khoa học. Nói chung thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có tính xã hội và lịch sử của con người để cải tạo thiên nhiên và xã hội.

4.Vấn đề chân lí.

a.Chân lí khách quan.

Chân lí biểu thị một quan hệ giữa nhận thức và hiện thực. Trong thực tại không có chân lí mà chỉ có những sự vật, hiện tượng và quá trình. Khái niệm chân lí liên quan tới các biểu tượng, các khái niệm và lí thuyết…., nghĩa là tới quan hệ của nhận thức và thé giới khách quan. Chân lí là tri thức mà nội dung của nó phù hợp với hiện thực khách quan. Chínhvì thế mà chân lí có tính khách quan.

b.Chân lí tuyệt đối và chân lí tương đối.

Thế giới theo chủ nghĩa Duy vật biện chứng thì thế giươí vật chất là vô cùng vô tận, vì thế khả năng hiểu biết của con người cũng vô hạn. Nhưng trong mỗi thời kì lịch sử nhất định, tri thức của con người luôn luôn bị hạn chế. Các thuyết khoa học về ánh sáng là một ví dụ.

Chân lí tương đối là tri thức hoàn toàn đúng nhưng chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện.

Tuy thế nhận thức tương đối của chúng ta luôn luôn chứa đụng những hạt nhân của chân lí trường cửu, vẫn tồn tại trong quá trình nhận thức tiếp theo. Chân lí tuyệt đối chính là tổng hợp của những chân lí tương đối. Lênin viết: “ mỗi chân lí khoa học, dù là có tính tương đối vẫn chứa đụng một yếu  của tố chân lí tuyệt đối”. Chân lí tuyệt đối là tri thức hoàn toàn đúng và đầy đủ.

Về thé giới khách quan trong toàn bộ quá trình phát triển vô cùng vô tận của nó, mỗi tiến bộ khoa học đưa ta đến gần chân lí tuyệt đối, nhưng không boa giời ta đạt tới chân lí tuyệt đối theo nghĩa đó được vì thế giới làvô tận và phát triển không ngừng. Điều đó cũng có nghĩa là chân lí tuyệt đối ( hiểu theo tổng hợp của chân lí tương đối) không bao giờ đạt được.

Vậy không một hệ thông triết học nào được tự coi là chân lí vĩnh cửu, tuyệt đối, dứt điểm, không cần phải phát triển hơn nữa.

Ngay các qui luật chung của Duy vật biện chứng cũng phải được đào sâu mãi cùng với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, đồng thời cũng phải làm cho thêm phong phú nhờ kinh nghiệm mới và những nhận thức mới. Tuy nhiên, những nguyên lí căn bản của chủ nghĩa Mác-Lenin được coi là chân lí tuyệt đối.

Nhận xét phê bình.

Nhận thức Macxít có nhiều điểm tích cực hiển nhiên. Nó thừa hưởng nhiều cái đúng của triết học trước nó. Ơ đây chỉ muốn nêu lên những mặt yếu của học thuyết. Vấn đề chính là: thuyết duy vật biện chứng có chứng mịnh được cho luận đề then chốt của nó là nhận thức phán ánh hiện thực khách quan” không? Duy vật biện chứng đưa ra hai loại luận chứng:

1.Nhận thức phản ánh hiện thực vì qui luật của tư tưởng trùng hợp vơi qui luật của phép biện chứng. Phép biện chứng đưa ra những qui luật tổng quát về sự phát triển của thiên nhiên, xã hội và tư duy. Tri thức luận Macxit áp dụng vào lĩnh vực tư tưởng nhưng qui luật tổng quát ấy. Phép biện chứng chủ quan của quá trình nhận thức và phép biện chứng khách quan của hiện thực liên hệ với nhau như bản sao đối với nguyên bản. Nhưng đây chỉ làmột khẳng định chưa được chứng minh. Trong phép biện chứng Duy tâm của Hegel, vấn đề được giải quyết bởi tính đồng nhất giữa tư tưởng và hiện thực. Theo Hegel, sự phát triển biện chứng của ý tưởng không những phản ánh cơ cấu nội tại của hiện thực ( hữu thể) mà còn chính là cơ cấu ấy, chính nó tạo nên hiện thực. Còn nơi Mác tính đông nhất giữa tư tưởng và hiện thực bị tách ra thành biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan, và biện chứng chủ quan là phản ánh của biện chứng khách quan. Vậy vấn đề vẫn còn y nguyên: cái gì bảo đảm cho tính trung thực của sự phản ánh đó?

Đốivới Duy vật biện chứng đó là quá trình phát triển nhận thức và quá trình phát triển của thực tại đều tuân theo cùng những qui luật phát triển biện chứng như nhau. Nhưng quả thực đó là điều bảo đảm cho nhận thức được trung thành với thực tại, thì thử hỏi tại sao còn có sai lầm?

Thật ra quá trình nhận thức không phải là phán ánh của sự phát triển của thực tại, tức là của biện chứng khách quan. Bởi vì nhận thức thường đi theo con đường ngược với con đường của thực tại, nghĩa là trong thực tại, sự phát triển đi từ nguyên nhân tới hậu quả, còn ngược lại, nhận thức đi từ hậu quả ngược lên đến nguyên nhân. Vậy không phải nhận thức, xét như một quá trình, (biện chứng chủ quan) là một phản ánh của thực tại, song chính thực tại tự phả ánh vào trong kết quả của nhận thức, trong cảm giác, tri giác, khái niệm.v.v.v…

2.Nhận thức phản ánh đúng hiện thực khách quan vì được kiểm chứng bởi thực tiễn. Lí thuyết và thực tiễn liên kết chặt chẽ với nhau. Nhưng sự liên kết này nơi Mác không thể thay thế cho sự đồng nhất gữa tư duy và hiện thực như nơi Hegel được trong triết học Hegel, chính sự đồng nhất bảo đảm cho sự trung thực của tư tưởng đối với thực tại. Marx không chấp nhận nguyên tắc đó. Hiểu đúng thực tại chưa phải là dẫn đưa thực tại tớ chân lí của nó, nếu không có một hành động đúng kèm theo. Nhưng nếu tư duy và hiện thực không đồng nhất với nhau thì thực tiễn có thể là một sự xác nhận quí báu cho sự đúng đắn của một lí thuyết, chứ không thể làtiêu chuẩn duy nhất tối hậu của chân lí.

Quả thế, người ta có thể hiểu tiêu chuẩn chân lí theo hai cách.

a.Trước hết, thực tiễn là một thí nghiệm xác nhận một lí thuyết đã được đề ra trước. Nhưng để biết kết quả của thí nghiệm đó, ta phải dùng đến giác quan. Vấn đề đặt ra là: nhận thức do giác quan có trung thành với hiện tại không? Muốn trả lời câu hỏi đó, lại phải vận dụng tới thực tiễn. Và như thế chúng takhông biết dừng lại lúc nào và ở đâu? Lấy một thí dụ khác trong phạm vi lịch sử. Người cộng sản cho rằng cách Mạng tháng 10 Nga là bằng chứng thực tiễn về sự đúng đắn của học thuyết Macxít về chủ nghĩa tư bản. Ơ đây vấn đề lại còn khó khăn hơn trong phạm vi thí nghiệm vật lí. Bởi vì biến cố lịch sử chỉ xãy ra một lần. Làm sao biết được chắc chắn rằng chế độ Sa hoàng bị lật đổ bởi những nguyên nhân theo như học thuyết của Macx đã nêu lên mà không phải vì những nguyên nhân khác? Các sử gia tư bản có thể đưa ra một cách giả thích khác. Ai sẽ làm trong tài? Thực tiễn. Vấn đề trở y nguyên như khởi đầu.

b.Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí còn có thể hiểu theo cách khác là: một lý thuyết là đúng khi nó mang lại kết quả nào đó. Khi Mác viết: ‘ trong thực tiễn con người phải chứng minh chân lí, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính bên này của tư duy”, rõ ràng Mác đồng hoá chân lí với “hiện thực và sức mạnh”. Nhưng nếu chân lí của một lí thuyết chỉ là ở chỗ nó đem lại một kết quả nào, thì nguy quá! Người ta sẽ nghĩ gì về học thuyết của Hitler chẳng hạn?

Một học thuyết là đúng không phải chỉ khi nào noa đưa tới một kết quả, nhưng khi nó đưa tớ một thực tiễn ( hành động) đúng, nghĩa là một hành động làm cho hiện thực đạt tới chân lí của nó. Nhưng lúc bấy giờ một câu hỏi mới được đặt ra là: hiện thực đúng, hiện thực chân chính kà gì? Lại còn đưa ra một lí thuyết, và lí thuyết đó lại còn được kiểm chứng bởi thực tiễn.

Vậy những nhận định trên đây cho thấy rằng thực tiễn chỉ là tiêu chuẩn của chân lí khi lí thuyết và hiện thực, tư duy và hữu thể làđồng nhất với nhau. Còn như nếu chỉ có một sự phù hợp mà thôi, thì vẫn còn là vấn đề làm thế nào xác nhận sự phù hợp đó?

Sau hếtchúng ta không thể chấp nhận quan niệm cho rằng các nguyên lí của tư tưởng và các định lí  chỉ có gía trị là nhờ thực nghiệm. Giá trị ấy là hiển nhiên vì nằm ngay trong bản chất của chúng. Không phải vì đã thí nghiệm nhiều lần mà chúng ta khẳng định rằng thành phần nhỏ hơn toàn thể, nhưng một khi đã hiểu thế nào là toàn thể và thế nào là thành phần chúng ta thấy ngay rằng thành phần và toàn thể phải có mối quan hệ đó.

Đàng khác nếu quả thật nhờ thực nghiệm mà người tatiến tới được những mệnh đề tất yếu, thì người rta đã phải áp dụng phương pháp qui nạp.

Mà phương pháp qui nạp đương nhiên phải dựa và giá trị của nguyên lí căn bản của tư tưởng, đặc biệt là nguyên lí túc lí. Vậy giá trị của các nguyên lí này không phát sinh từ kinh nghiệm. Giá trị đó là hiển nhiên, không cần phải chứng minh.

KẾT LUẬN CHUNG

Chúng ta có thể có những tri thức chắc chắn. Hoài nghi, xét nhưn một chủ trương, là điềuvô lí và trong thực tế không thể có được.

Nhưng trí khôn của chúng ta không tuyệt đối, nghĩa là trí khôn ta không bao gời đồng nhất hoàn toàn với đối tượng của nó. Quan điếm giáo điềuvề chân lí cũng không đúng. Thánh Thômas đã phê bình thuyết giáo điều khi cho thấy rằng chỉ có một tư tưởng hoàn toàn đồng nhâts với thực tại đến nỗi chính nó là cho thực tại hiện hữu, đó là tư tưởng của Thiên Chúa, còn tư tưởng của loài người bao giờ cũng giữ một khoảng cách nào đó đối với thực tại. Thánh Thômas cũng cho thấy rằng tự bản chất cái có thực ( thực tại, hữu thể) là cái khả niệm ( intelligible), nhưng nó không đương nhiên khả niệm đối với chúng ta. Chính Aristôtes cũng đã nêu lên khó khăn sau đây: trí khôn chúng ta chỉ biết cái tổng quát, màthực tại ( cái có thực) lại là cái cá biệt. Trong thực tế có những cái bàn A, cái bàn B… với những đặc tính hoàn toàn riêng biệt, chứ làm gì có cía gọi là “bàn” chung chung. Đó chỉ là một bản chất các ý tưởng của ta ( như ý tưởng bàn chẳng hạn) tuy là có cơ sở nơi thực tại nhưng không trùng hợp với thực tại được.

Tri thức của con người đạt được qua sự tìm kiếm nhẫn nại và tăng trưởng không ngừng, kinh nghiệm của ta không bao giờ đầy đủ, trọn vẹn và sự hiểu biết của ta gia tăng cùng với sự gia tăng của kinh nghiệm. Tăng trưởng là một định luât của sự sống.

Tuy tri thức của ta không bao giờ trọn vẹn ( về một đối tượng nào đó) nhưng tiến đến mức nào thì nó là chắc chắn và có giá trị tới mức ấy.

Đối tượng của trí khôn là thực tại ( le reel) là hữu thể ( L’être). Giữa trí khôn và hữu thể có một sự tương hợp. Trong nhận thức của trí khôn, thực tại tư “ mạc khải” mình ra, nhưng theo từng mức độ khác nhau, tuỳ theo bản chất của từng loại thực tại cũng như tuỳ theo khả năng của chủ thể và những cách thức trí khôn tiếp cận thực tại. Lấy một thí dụ để so sánh. Tai có là để nghe. Nhưng nó lệ thuộc nhiều yếu tố. Về phía đối tượng: có những tiếng động nhẹ quá ta không thể nghe và ngược lại nếu tiếng động mạnh quá ta cũng không nghe được. Về phía thính giác: có lỗ tai thính, lỗ tai nặng. Có lỗ tai “âm nhạc” và lỗ tai không phân biết các âm điệu. Nếu được luyện tập, người ta có thể nhân ra  những tiếng mà một người khác có khi không nghe thấy. Lại có khi ta không thể nghe được vì ở xa đối tượng quá.

Chân lí không phải là một điều con người sáng tạo ra hoặc qui ước với nhau để rồi có thể: lấy hay dùng tuỳ thích. Trí khôn của ta mở ra trên một thế giới  khách quan với những trình độ khả tri, khả niệm khác nhau mà chúng ta phải lệ thuộc vào. Vật chất vô cơ, vật chất hữu cơ, sự sống, con người….,mỗi loại đối tượng đòi hỏi một cách tiếp cận riêng, một phương pháp hiểu biết riêng. Chúng takhông bao giờ thấu triệt được thực tại cách trọn vẹn, vì thế càng không thể nói rằng chỉ có một loại tri thức nào đó ( ví dụ khoa học thực nghiệm) là đúng và đầy đủ. Có nhiều loại tri thức khác nhau và bổ túc cho nhau.

Chân lí không phải là một điều con người sáng chế ra hoặc qui ước với nhau để rồi có thể “ lấy hay bỏ” tuỳ thích. Con ngừơi phải nhìn nhận chân lí chứ không đựoc “ sử dụng” chân lí thế nào cũng được. Trong hiểu biết cũng như trong hànhđộng và đời sống xã hội, con người có thể bất cháp sự thwtj nhưng sớm hay muộn sự thật sẽ “trả thù”. Sự giả dối không thể là cơ sở vững chắc cho bất cứ thực tế nào. Không những phải nhìn nhận chân lí mà còn phải yêu mến chân lí như thế mà con người sẽ được giải phóng.

MỤC LỤC

NỘI DUNG

 

TRANG
CHƯƠNG NHẬP ĐỀ: Dẫn vào Tri thức luận

1.Tri thức luận là gì?

                        -Danh từ

                        -Nội dung

2.sự cần thiết của Tri thức luận .

3.Tri thức luận và siêu hình học

4.Vấn đề tri thức trong lịch sử triết học

                        -Thời thượng cổ Hylạp

                        -Vấn đề các tổng niệm

                        -Từ Đescartes đến Kant

                        -Thời hiện đại

KẾT LUẬN

CHƯƠNG II: Những nguồn của nhận thức

1.Chứng từ của kẻ khác

2.Giác quan và kinh nghệm khả giác

3.Lý trí

4.Trực giác

KẾT LUẬN

CHƯƠNG III: Vấn đề nhận thức thế giới

I.Đặt vấn đề

II.Thuyết Duy tâm

1.Nguyên lí Duy tâm

2.Phê bình thuyết Duy tâm

III.Thuyết Duy thực

1.Khái niệm

2.Duy thực ngây thơ

3.Duy thực phê phán

4.Tính hiển nhiên của thái độ Duy thực

5.Ý nghĩa của thuyết Duy thực

KẾT LUẬN

CHƯƠNG IV: Khái niệm chân lí

I.Một số quan niệm về chân lí

1.Quan niệm thông thường

2.Chân lí khoa hoc

3.Chân lí theo thuyết Hiện sinh

4.Chân lí tôn giáo

II.Quan niệm của triết học cổ điển về châ lí

1.Một ít định nghĩa và phân biệt

-Chân lí hình thức và chân lí nội dung

-Chân lí luận lí và chân lí hữu thể.

2.Chân lí theo đúng nghĩa

-Định nghĩa

-Bản chất của sự tương hợp

-Vị trí của chân lí

-Đặc tính của chân lí

3.Tiêu chuẩn của chan lí

-sự đồng tình của số đông

-giá trị thực tế

-tính hiển nhiên

Các trạng thía của trí khôn đứng trước chân lí

III.thuyết Hoài nghi

1.Bản chất của phân loại

2.Lập luận của chủ nghĩa Hoài nghi

3.Nhận xét phê bình

KÊT LUẬN

CHƯƠNG V: Triêt học theo chủ nghĩ Mác – Lênin

1.Nhận thức là phản ánh của hiện thực

2.Con đường phát triển của nhận thức

3.Thực tiễn

4.Vấn đề chân lí

KẾT LUẬN CHUNG